Cảm lạnh (biểu hiện sợ lạnh, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong): 3-4 lát gừng tươi, thêm ít đường uống nóng, ngày uống 3-4 lần.
Nôn: Gừng là vị thuốc chủ yếu trong điều trị chứng nôn do vị hàn hoặc phụ nữ có thai. Nếu do vị nhiệt gây nôn có thể dùng kèm bán hạ chế, hoàng liên.
Giải độc: Gừng giúp giải độc, dị ứng cua. Gừng giảm độc tính của bán hạ, hậu phác.
Hoá đờm, chỉ khái: Gừng, đường (lượng bằng 1/2 gừng) đun nước sắc uống từ từ ít một, gừng có tác dụng ôn phế hoá đờm, chỉ khái, đường có tác dụng nhuận phế. Dùng cho trường hợp ho có đờm lâu ngày do hư hàn.
Làm cho ra mồ hôi: Dùng 30g tử tô, 9g gừng nấu nước uống sẽ có tác dụng ra mồ hôi, tán hàn.
Trị gàu, rụng tóc: Thường xuyên gội đầu có pha chút gừng có tác dụng trừ gàu, giảm rụng tóc.
Khử mùi hôi, tanh: Xát vài lát gừng vào nách, bàn chân làm giảm mùi hôi nách, hôi chân. Khử mùi tanh, hôi của thức ăn như khi làm thịt ngan, vịt, cá.
Giải rượu: Nước gừng làm giảm triệu chứng đau đầu, váng đầu do uống rượu.
Chữa đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn: Gừng, hồng táo đun nước uống ngày 2 lần có tác dụng khai vị.
Chữa chứng vị nhiệt: Miệng hôi, răng lợi sưng đau, loét, ngứa đau họng: đun nước gừng uống các triệu chứng sẽ dần giảm.
Lưu ý: Gừng có tính ôn nên không hợp dùng lượng nhiều, dùng dài ngày, nhất là mùa thu vì có thể tổn thương phế khí./.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - GDSK Nam Định