Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nét văn hóa đẹp trong truyền thống người Việt. Theo truyền thống, sau khi sắp lễ cúng ông Công, ông Táo, các gia đình sẽ thả cá chép xuống ao, hồ cho "mát mẻ". Tuy nhiên, ở một số nơi người dân không chỉ thả cá mà còn thả cả những đồ thờ cúng khác như bát hương, tàn hương, bàn thờ được đựng trong các túi nilon xuống lòng sông, hồ.
Với những người dân khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy), rừng ngập mặn được ví như con đê chắn sóng vững chãi, nhằm ngăn chặn sự xâm thực của triều cường và những cơn bão từ biển, bảo vệ sự bình yên cuộc sống.
Cụm công nghiệp (CCN) Quang Trung, xã Quang Trung (Vụ Bản) những ngày đầu năm mới, nhịp sản xuất và không khí làm việc tại các xưởng rèn nơi đây dường như vẫn hối hả. Trong tiếng búa chặt sắt ồn ào, tiếng thổi lửa vù vù ở các bễ, những thợ rèn, thợ cơ khí vạm vỡ, thạo việc đang rảo tay, nhanh mắt hoàn thành các công đoạn để làm ra những chiếc búa, rìu, kéo…
Từ hàng trăm năm trước, vùng đất cổ Tây Côi Sơn, thị trấn Gôi (Vụ Bản) đã nổi tiếng với món chè xanh đặc sản, hương thơm ngát, màu vàng xanh, sóng sánh và ngọt đậm nơi cổ họng khi thưởng thức. Ấm nước chè xanh trở thành nét văn hóa ẩm thực gắn bó với mỗi người dân nơi đây. Trải qua bao năm tháng thăng trầm, người dân Tây Côi Sơn vẫn gìn giữ và phát triển cây chè xanh bản địa, đặc sản của thiên nhiên ban tặng.
Những ngày đầu năm 2022, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng lại vươn khơi, bám biển khai thác thủy, hải sản. Sau khoảng thời gian khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, những ngư dân đều hy vọng một năm mới thắng lợi, tàu, thuyền đầy ăm ắp "lộc biển".
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang tới gần. Thời điểm này, các nhà vườn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương hoàn tất những khâu cuối cùng trong công đoạn chăm sóc, tạo dáng hoa, cây cảnh để đưa đi tiêu thụ, phục vụ nhu cầu của người dân.
Thành phố Dệt là tên gọi thân thuộc khác của thành phố Nam Định, nơi mà thời kỳ cực thịnh có hơn 70% công nhân làm việc cho Xí nghiệp Liên hiệp Dệt Nam Định. Được xây dựng từ năm 1898, Nhà máy Dệt Nam Định đã từng là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Đến năm 1939, nhà máy phát triển lên với quy mô 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, 1 xưởng nhuộm, 1 xưởng chăn, 1 xưởng cơ khí, 1 xưởng động lực...