Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định tại Đại hội đại biểu lần thứ XVIII (dự thảo Báo cáo tóm tắt)

08:09, 24/09/2010
Do đồng chí Phạm Hồng Hà,
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ trình bày

Năm năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cơ bản: công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn; Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X bằng nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn; tình hình chính trị - xã hội trong tỉnh ổn định; đại đa số các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; Đảng bộ đoàn kết, thống nhất… Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; ảnh hưởng bất lợi của lạm phát; suy giảm kinh tế quốc tế và trong nước; quy mô kinh tế còn nhỏ, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ có mặt còn hạn chế… Trong bối cảnh đó, với tinh thần quyết tâm và chủ động, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã phát huy truyền thống, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm tích lũy của nhiều nhiệm kỳ, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết và sự chỉ đạo của Trung ương; cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội thành các chương trình công tác toàn khoá, các nghị quyết chuyên đề; tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

v
Đồng chí Phạm Hồng Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ
trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội.
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH
LẦN THỨ XVII
 
A. KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC
I. VỀ KINH TẾ  - XÃ HỘI

1. Kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm, cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2001 - 2005 (7,3%).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quy mô nền kinh tế được mở rộng, so với thời kỳ 2001 - 2005: Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần. Thu ngân sách từ kinh tế địa phương vượt mức 1.000 tỷ đồng (năm 2005: 569,4 tỷ đồng). Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, hiện có 3.285 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh (năm 2005: 1.117 doanh nghiệp).

2. Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 20,5%/năm (trong đó: công nghiệp địa phương tăng 23,2%). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ và quản lý, mở rộng thị trường. Đã có một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh có uy tín và khả năng cạnh tranh trong nước.

Các ngành sản xuất chủ yếu đều tăng khá; một số ngành công nghiệp khác có bước phát triển mới, trong đó công nghiệp dược phát triển nhanh, tăng trưởng bình quân 24,1%/năm, sản phẩm dược có khả năng cạnh tranh cao.

Các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư, có tác động rõ rệt hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đã quy hoạch 12 khu công nghiệp, đã có 4 khu công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng. Đến cuối năm 2009, có 110 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có 86 dự án đã đi vào hoạt động. Giá trị sản xuất đạt 1.486 tỷ đồng (chiếm khoảng 15,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh); giá trị xuất khẩu khoảng 115 triệu USD (chiếm 48,5% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh).

Đã có 20 cụm công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút 372 dự án đầu tư. Giá trị sản xuất đạt 1.090 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 12.000 lao động. Toàn tỉnh có 94 làng nghề (trong đó có 18 làng nghề truyền thống) giải quyết việc làm cho trên 48.000 lao động nông thôn.

Công tác khuyến công được đẩy mạnh, đã triển khai 319 chương trình, dự án với tổng vốn hỗ trợ 14,3 tỷ đồng.

3. Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,8%/năm, duy trì truyền thống thâm canh lúa (năng suất lúa bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm); sản lượng lương thực bình quân đạt 950 nghìn tấn/năm; bảo đảm an ninh lương thực; chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, tăng hiệu quả sản xuất; giá trị thu được trên 1 ha canh tác tăng nhanh, năm 2010 đạt 70 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung có quy mô vừa, một số mô hình sản xuất có hiệu quả. Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt bình quân 108,4 nghìn tấn/năm. Thủy sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11%/năm; sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 89 nghìn tấn. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản tiếp tục được đầu tư.

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư được quan tâm và hiệu quả hơn.

Các hợp tác xã chuyển đổi từng bước theo luật. Đã thành lập ban nông nghiệp ở cấp xã. Chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới theo chương trình của Trung ương tại xã Hải Đường (Hải Hậu) đồng thời triển khai làm điểm tại 10 xã trong toàn tỉnh.

4. Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 9,1%/năm. Sản phẩm dịch vụ khá đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 21,9%/năm. Xuất khẩu phát triển nhanh. Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2010 ước đạt 230 triệu USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 119 USD. Hoạt động xúc tiến thương mại và công tác quản lý thị trường được tăng cường.

Kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch từng bước được cải tạo, nâng cấp. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển. Mạng lưới viễn thông được nâng cấp và mở rộng; đến 2010 có trên 2 triệu thuê bao điện thoại. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, kỹ thuật, tin học, y tế, giáo dục - đào tạo... có bước phát triển mới.

5. Thu ngân sách từ kinh tế địa phương tăng khá, năm 2010 đạt 1.150 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,1%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm ước 17.745 tỷ đồng, tăng bình quân 19,7%/năm. Chi ngân sách về cơ bản đáp ứng được yêu cầu và bảo đảm quy định về quản lý.

6. Vốn huy động cho đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh tăng nhanh. Trong 5 năm, tổng số vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 37.400 tỷ đồng, tỷ lệ huy động bằng 40,1% so với GDP và gấp 3 lần so giai đoạn 2001 - 2005. Đã và đang cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn. Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư cơ bản đảm bảo quy định.

Nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, huy động qua hệ thống ngân hàng tăng nhanh, ước năm 2010 đạt khoảng 11.550 tỷ đồng (tăng gấp 3,2 lần so với năm 2005).

7. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và tiếp tục đạt được nhiều thành tích mới
(1) Giáo dục - đào tạo

Tiếp tục phát triển toàn diện về quy mô và chất lượng, là một trong những đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu toàn quốc. Đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tỷ lệ học  sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển vào học lớp 10 năm 2010 đạt 81%.

Năm học 2008-2009 và 2009-2010 dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải quốc gia và điểm thi bình quân vào đại học, cao đẳng.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý từng bước được chuẩn hoá và nâng cao đạo đức sư phạm. Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Hệ thống cơ sở trường lớp được đầu tư nâng cấp theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá. Đã cải tạo xây dựng hơn 2.300 phòng học kiên cố.

Đã có 4 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 15 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Các huyện đều có trung tâm dạy nghề.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp và ngày càng hiệu quả.

(2) Khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học - công nghệ đã bám sát, phục vụ tốt hơn sự phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý khoa học được đổi mới từng bước. Vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ tăng nhanh. Duy trì và mở rộng các hoạt động khuyến khích sáng tạo khoa học, kỹ thuật, ứng dụng tiêu chuẩn quản lý tiên tiến, xây dựng thương hiệu sản phẩm...

(3) Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân được mở rộng. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, chủ động phòng, chống thành công các dịch bệnh nguy hiểm.

Vốn đầu tư cho ngành y tế tăng nhanh, đã và đang đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa 700 giường, một số bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được củng cố, kiện toàn.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình hoạt động có kết quả trên một số lĩnh vực.

(4) Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh - truyền hình

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của nhân dân và định hướng chính trị tư tưởng. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được chú trọng, nhiều di tích lịch sử - văn hoá được tu bổ, tôn tạo.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được mở rộng và nâng cao chất lượng. Năm 2010, có 40% làng, khu dân cư, 75% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 70% cơ quan, trường học đạt nếp sống văn hoá.

Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục phát triển. Tổ chức thành công nhiều giải  thể thao trong nước và quốc tế.

 Báo chí, phát thanh - truyền hình từng bước đổi mới về nội dung, hình thức hoạt động, cơ bản đáp ứng định hướng tuyên truyền của các cấp ủy và nhu cầu thông tin của nhân dân.

(5) Giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội

Đã  giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn lượt người, bình quân mỗi năm tạo được 33 nghìn việc làm mới. Công tác đào tạo nghề và phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề được quan tâm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt 45%.

Công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,5% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010. 

Các chế độ, chính sách xã hội, nhất là đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công, người nghèo được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được duy trì và phát triển.   

8. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có tiến bộ. Đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước, khoáng sản...

Tiếp tục đầu tư xây dựng một số công trình xử lý chất thải, rác thải ở đô thị, nông thôn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và y tế; tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đạt 83%; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt gần 100%.

II. VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Nhìn chung, cấp uỷ các cấp đã nắm vững nguyên tắc sinh hoạt Đảng, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hướng dẫn của các ban xây dựng Đảng Trung ương; tập thể đoàn kết thống nhất, nhạy bén, thực hiện dân chủ, công khai, tập trung giải quyết các vấn đề ở cơ sở nên đã nâng cao hơn năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức Đảng và đảng viên, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn.

1. Công tác chính trị tư tưởng và chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng được coi trọng.

Việc quán triệt, triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đổi mới, chú trọng cụ thể hoá nhiều vấn đề phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Hoạt động thông tin, tuyên truyền được tăng cường và nâng cao chất lượng. Công tác bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được duy trì nền nếp.

Việc sưu tầm, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ các cấp có sự chuyển biến rõ nét. Công tác giáo dục lịch sử đảng bộ và truyền thống quê hương được đẩy mạnh.

Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được chỉ đạo tích cực, kịp thời và triển khai sâu rộng theo chủ đề, yêu cầu của từng năm và từng giai đoạn. Đã triển khai một số biện pháp để thúc đẩy Cuộc vận động chuyển mạnh sang giai đoạn "làm theo" nhất là trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Kết quả 3 năm thực hiện đã khẳng định tầm quan trọng to lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài của Cuộc vận động đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng tích cực, đóng góp thiết thực và quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị; nâng cao ý thức và hành động tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

2. Công tác tổ chức cán bộ và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng tiếp tục được đổi mới, có chuyển biến rõ nét.

Chỉ đạo bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quy định, quy chế trong công tác tổ chức cán bộ. Ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ năm 2007 đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác tổ chức - cán bộ, chất lượng từng khâu công tác được nâng lên. Hệ thống các tổ chức cơ sở Đảng được mở rộng, phát triển thêm nhiều đảng viên (toàn tỉnh hiện có 1042 tổ chức cơ sở Đảng, hàng năm kết nạp gần 2.500 đảng viên mới). Công tác đánh giá, phân loại tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên đi vào thực chất, chính xác hơn. Bộ máy của hệ thống chính trị được tiếp tục củng cố, kiện toàn. Cấp ủy các cấp đã lãnh đạo triển khai thực hiện tốt việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn của tỉnh và của huyện; thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân tại 9 huyện và 20 phường; thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở 02 huyện và 10 xã, phường. Cơ bản bố trí đúng, đủ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được duy trì nền nếp. Các chế độ, chính sách cán bộ về tiền lương, khen thưởng, chăm sóc sức khoẻ... được thực hiện tốt.

3. Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được tăng cường, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật và nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. Cơ bản xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm; nâng cao tính phòng ngừa, xây dựng của công tác kiểm tra, giám sát. Kịp thời xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá và hàng năm. Tập trung kiểm tra, giám sát trên một số lĩnh vực phức tạp; tăng cường tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Bộ máy và đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp thường xuyên được quan tâm kiện toàn...

Các tổ chức Đảng đã thi hành kỷ luật đối với 1.385 đảng viên (trong đó: khiển trách 505, cảnh cáo 677, cách chức 64, khai trừ 139) và 40 tổ chức Đảng (trong đó: khiển trách 36, cảnh cáo 4).

4. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã góp phần phát huy truyền thống cách mạng, yêu nước; phát huy dân chủ, ý thức tự lực, tự cường, củng cố quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nhiều điển hình, mô hình "Dân vận khéo" có sức lan tỏa, nhân rộng; nhiều vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân được lãnh đạo giải quyết ngay từ cơ sở bằng phương pháp thuyết phục, dân chủ. Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận được củng cố, tăng cường.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được củng cố, kiện toàn và phát triển cả về hệ thống tổ chức, đoàn viên, hội viên; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân. Phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên các tầng lớp nhân dân. Chất lượng các tổ chức cơ sở được nâng cao rõ rệt.

Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, đáp ứng nhu cầu của hội viên và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

5. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng cao hơn.

Hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới; các kỳ họp được chuẩn bị tốt hơn về nội dung, chương trình; mở rộng hình thức và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri; tăng cường công tác giám sát.

Ủy ban nhân dân các cấp đã chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành theo quy hoạch, kế hoạch. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực. Công tác quản lý cán bộ, công chức đi dần vào nền nếp. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước nâng cao về trình độ, năng lực công tác.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh. Đã ban hành bộ thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát, phấn đấu giảm 30% các thủ tục hành chính đã công bố.

Công tác thi đua, khen thưởng được duy trì nền nếp, từng bước đổi mới. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo cơ bản thực hiện đúng quy định pháp luật.

6. Công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện nghiêm túc.

Đã tổ chức quán triệt kịp thời và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Triển khai một số quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập; trả lương qua tài khoản; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng...

III. VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, TƯ PHÁP

1. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Tiềm lực quốc phòng và khu vực phòng thủ được tăng cường. Chất lượng tổng hợp và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang địa phương được nâng cao. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh tuyến biển.

Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng được triển khai nền nếp. Hoàn thành tốt kế hoạch huấn luyện diễn tập phòng thủ, chiến đấu trị an, phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn và công tác giao quân hàng năm. Công tác hậu phương quân đội và giải quyết chính sách sau chiến tranh được quan tâm thực hiện.

2. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả. An ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và giữ vững. Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân tiếp tục được tăng cường. Cuộc vận động "Công an nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với phong trào "Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" được đẩy mạnh và có kết quả thiết thực.

3. Công tác tư pháp có nhiều đổi mới. Đã tập trung chỉ đạo, triển khai kịp thời nghị quyết của Trung ương về chiến lược cải cách tư pháp. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Các hoạt động kiểm sát, điều tra, truy tố, xét xử cơ bản bảo đảm đúng các quy định pháp luật.

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo. Tình trạng khiếu tố vượt cấp, đông người giảm. Đã tiến hành 2.380 cuộc thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và dư luận xã hội quan tâm. Xử lý kịp thời, nghiêm túc các sai phạm.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII:

- Các chỉ tiêu đạt và vượt:
 (1) GDP bình quân đầu người 14,5 triệu đồng (chỉ tiêu 11 - 12 triệu đồng).
 (2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 3,8% (chỉ tiêu 2,95%).
 (3) Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác năm 2010: 70 triệu đồng (chỉ tiêu 42 triệu đồng).
 (4) Sản lượng lương thực bình quân 950 nghìn tấn/năm (chỉ tiêu 950 nghìn tấn).
 (5) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2010: 110 nghìn tấn (chỉ tiêu 110 nghìn tấn).
 (6) Thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2010: 1.150 tỷ đồng (chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng).
 (7) Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bình quân 9,1% (chỉ tiêu 9 - 10%).
 (8) Tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2010: 230 triệu USD (chỉ tiêu 220 - 230 triệu USD).
 (9) Cơ cấu kinh tế năm 2010: Nông, lâm, thuỷ sản: 29,5%; công nghiệp, xây dựng: 36,5%; dịch vụ: 34% (chỉ tiêu tương ứng: 30,6%, 36%, 33,4%).
 (10) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010: 6% (chỉ tiêu 6%).
 (11) Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 45% (chỉ tiêu 45%).
(12) Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ 92,2% (chỉ tiêu 90%).
 (13) Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ 89,17% (chỉ tiêu 85%).
(14) Tỷ lệ chính quyền cơ sở đạt vững mạnh 80% (chỉ tiêu 80%).
 
- Các chỉ tiêu không đạt:
(1) Tốc độ tăng GDP bình quân tăng 10,2%/năm (chỉ tiêu 11-12%).
(2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 20,5%/năm (chỉ tiêu 25%).
(3) Tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân 11%/năm (chỉ tiêu 15%).
(4) Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2010: 89 nghìn tấn (chỉ tiêu 100 nghìn tấn).
(5) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2010: 15,9% (chỉ tiêu 15%).   
(6) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010: 10,2%o (chỉ tiêu 8,5%o).
(7) Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,21%o (chỉ tiêu 0,25%o).

IV. NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Trước hết là có sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, hành động trong các cấp ủy và toàn Đảng bộ. Trong lãnh đạo, chỉ đạo đã cố gắng vừa đảm bảo đồng bộ, toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, chủ động nắm chắc tình hình, tập trung giải quyết kịp thời các vấn đề mới nảy sinh, khó khăn, phức tạp.

2. Có sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực, cố gắng, thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân.

3. Chính quyền các cấp đã cố gắng chủ động, tích cực cụ thể hoá sự lãnh đạo của cấp uỷ, tập trung chỉ đạo, đổi mới quản lý, điều hành.

4. Môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh từng bước được cải thiện, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.

5. Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; sự ủng hộ hợp tác tích cực của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

B. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những hạn chế, yếu kém:

 (1) Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Một số chỉ số phát triển chủ yếu còn ở mức thấp và trung bình so với sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Chưa tạo được sự phát triển mạnh, có tính đột phá trên một số lĩnh vực. Có mặt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực của tỉnh về con người, đất đai, văn hoá, giáo dục. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, thiết bị phổ biến ở mức trung bình. Chưa có nguồn thu lớn, ổn định.

Công nghiệp phát triển chưa bền vững, chưa có nhiều dự án, doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực có quy mô lớn. Một số ngành công nghiệp động lực và có thế mạnh về nhân lực như điện, điện tử, thiết bị thông tin, sản xuất phần mềm... chậm phát triển.

Trong sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hoá lớn. Hạ tầng sản xuất, nhất là hệ thống thủy lợi, thủy nông chưa đáp ứng yêu cầu. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao còn chậm.

Chất lượng, quy mô dịch vụ chưa cao. Du lịch phát triển thiếu tính chuyên nghiệp. Sản phẩm nông sản xuất khẩu phần lớn ở dạng sơ chế.

Tiềm năng về kinh tế biển chưa được khai thác có hiệu quả, chưa có tác động rõ rệt đến sự phát triển kinh tế chung và nguồn thu ngân sách tỉnh.

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi còn hình thức. Một số doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá chưa có chuyển biến tích cực về đầu tư công nghệ mới, hiệu quả kinh doanh, thu nhập của người lao động.

Một số định hướng phát triển có tính chiến lược của tỉnh chậm được cụ thể hoá, triển khai chưa kịp thời, có lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành.

(2) Nhìn chung, ở một số tổ chức Đảng còn bộc lộ một số mặt hạn chế, yếu kém: năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu chưa cao. Công tác tư tưởng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết chưa thường xuyên. Quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, nội dung sinh hoạt chậm đổi mới. Việc đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên có lúc còn hình thức. 

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt mục tiêu tinh gọn. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao. Luân chuyển cán bộ chưa thường xuyên. Phát triển Đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực nông thôn còn chậm.

Chương trình kiểm tra, giám sát của một số đảng bộ còn dàn trải. Công tác kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm chuyển biến chậm. Công tác giám sát còn lúng túng. 

Công tác dân vận, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có lúc, có nơi còn hình thức, thiếu cụ thể và thiết thực.

Việc triển khai Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở một số địa phương, đơn vị còn lúng túng, hình thức; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc "làm theo".

(3) Hiệu lực quản lý nhà nước ở một số địa phương có mặt còn thấp. Hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc liên quan đến đất đai, nhà ở, đầu tư xây dựng còn phức tạp.

(4) Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển chưa đồng đều. Hệ thống nhà văn hoá, thông tin công cộng, điểm vui chơi của trẻ em ở một số xã, khu phố còn thiếu.

Chất lượng giáo dục chưa đều ở các ngành, bậc học và địa phương. Cơ sở vật chất trường, lớp còn khó khăn. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Chất lượng khám, chữa bệnh, nhất là ở tuyến cơ sở còn hạn chế, thiếu thầy thuốc, chuyên gia đầu ngành giỏi. Y đức của một số ít cán bộ, nhân viên y tế chưa cao.

Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa phát triển. Vấn đề việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động nhất là ở khu vực nông thôn và các địa phương có dự án phải thu hồi đất chưa được giải quyết căn bản.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế... chưa được xử lý dứt điểm. Vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm chưa được ngăn chặn hiệu quả.

(5) Công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở một số địa phương, cơ quan, có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Việc gắn phát triển kinh tế với xây dựng khu vực phòng thủ trong một số ngành, lĩnh vực chưa chặt chẽ, đồng bộ.

(6) Tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn là vấn đề bức xúc. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa cao. Tình trạng khiếu kiện ở một số nơi diễn biến phức tạp.

2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:

(1) Một số tổ chức cơ sở Đảng chưa thể hiện rõ và toàn diện vai trò, hạt nhân lãnh đạo. Nội dung, phương thức, tư duy lãnh đạo chậm được đổi mới. Thực hiện quy chế làm việc chưa nghiêm, chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, trình độ hạn chế, thiếu tâm huyết, thiếu gương mẫu, một số ít vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

(2) Năng lực lãnh đạo, điều hành của chính quyền có lúc có mặt còn hạn chế, ít chú trọng các vấn đề có tính chiến lược, chưa thực sự chủ động, năng động, quyết liệt.

(3) Quy mô kinh tế còn nhỏ. Công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo phát triển kinh tế - xã hội chất lượng chưa cao.

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường đầu tư có mặt chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn.

(4) Việc triển khai các chương trình công tác trọng tâm và các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy ở một số địa phương, đơn vị chưa đồng bộ, thiếu những giải pháp cụ thể, thiết thực. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện, sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên.

(5) Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, tình hình lạm phát, suy giảm kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường và đã có tác động bất lợi lớn, gay gắt đến sản xuất và đời sống nhân dân.

C. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ qua, rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:

1. Đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở. Thường xuyên, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đặc biệt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.

2. Bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong cấp uỷ, thường vụ, thường trực cấp uỷ. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thường trực cấp uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân.

3. Bảo đảm sự gắn kết, hài hoà, cân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện thực chất quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ và giám sát của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng cộng đồng xã hội bình yên, tiến bộ.

4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát huy cao độ nội lực, đặc biệt là nội lực văn hoá, giáo dục, con người của tỉnh. Nâng cao chất lượng các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển.

5. Đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đảm bảo sự lãnh đạo vừa toàn diện, đồng bộ vừa có trọng tâm, trọng điểm. Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình. Mạnh dạn, kiên quyết, kiên trì giải quyết các việc lớn, việc khó, tạo thế phát triển ổn định, lâu dài.

6. Xây dựng và bảo đảm ổn định xã hội từ cơ sở là yếu tố then chốt đảm bảo ổn định chính trị, đồng thuận xã hội trong toàn tỉnh. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.  Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo hướng tích cực tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của địa phương, chăm lo, bảo vệ quyền lợi thiết thực, cụ thể của đoàn viên, hội viên.

Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA 5 NĂM (2010 - 2015)

Bước vào giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh Nam Định có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị - xã hội ổn định; Đảng bộ đoàn kết, thống nhất; kinh tế - xã hội của tỉnh sau nhiều năm tích luỹ kết quả phát triển đã ở giai đoạn có chuyển biến mới về chất; nội lực về văn hoá, giáo dục, con người tiếp tục được phát huy; sự quan tâm mọi mặt và định hướng của Trung ương về xây dựng thành phố Nam Định trở thành Trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, phát triển kinh tế biển, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới… là những lợi thế, cơ hội lớn cho sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc của tỉnh trong giai đoạn mới.

 Đồng thời và đan xen với thuận lợi, có nhiều khó khăn gay gắt: Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu ở mức trung bình và thấp so với sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết căn bản. Các thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động chống phá. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có một số hạn chế... đó là những thách thức lớn cần phải vượt qua.

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 5 NĂM (2010 - 2015)
1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị. Tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hoá, giáo dục và lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển để tạo bước phát triển mới, nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tham gia hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Phát triển kinh tế hài hoà, gắn kết với phát triển văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Chăm lo nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân. Củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, chủ động nắm bắt và tạo dựng thời cơ, phấn đấu rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế so với tốc độ, trình độ chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sớm xây dựng thành phố Nam Định trở thành đô thị loại I, Trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

(1) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP - giá so sánh 1994) tăng bình quân 13 - 14%/năm; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt  39 - 40 triệu đồng.

(2) Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:
- Nông, lâm, ngư nghiệp:  26,0%
- Công nghiệp, xây dựng: 39,5%
- Dịch vụ:   34,5%
(3) Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 1994) tăng bình quân 3 - 4%/năm, trong đó thủy sản tăng 7%/năm.
- Sản lượng lương thực hàng năm 920 - 950 nghìn tấn.
- Giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đến năm 2015 đạt 85 - 90 triệu đồng.
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 140 - 145 nghìn tấn.
- Sản lượng thủy sản đến 2015 đạt 100 - 110 nghìn tấn.
(4) Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) tăng bình quân 22 - 23%/năm.
(5) Giá trị các ngành dịch vụ (giá so sánh 1994) tăng bình quân 12 -  13%/năm.
(6) Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn năm 2015 đạt 400 - 420 triệu USD.
(7) Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng 15 - 17%/năm.
(8) Thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2015 đạt 2.200 -2.300 tỷ đồng.
(9) Tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,15 - 0,2%o.
(10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 đạt 60% tổng số lao động.
(11) Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015  còn 3%.
(12) Xây dựng hệ thống chính trị:
- Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm: 93 - 94%.
- Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm: 90 - 92%.
- Tỷ lệ chính quyền cơ sở vững mạnh: 85%.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực đi đôi với việc phát triển nhanh một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng cao. Xây dựng, hình thành một số vùng sản xuất có quy mô lớn; nghiên cứu và từng bước hình thành một số khu, điểm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục mở rộng, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô vừa và nhỏ, chất lượng sản phẩm tốt, gắn với khu giết mổ bảo đảm vệ sinh. Đẩy mạnh phát triển thủy sản ở vùng nội đồng và ven biển, trọng tâm là nuôi trồng và chế biến. Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, thủy nông. Phát triển giống mới chất lượng cao, cơ bản đáp ứng giống lúa lai, giống thủy hải sản trên địa bàn tỉnh. Phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Phấn đấu tất cả các xã đều có nghề, hình thành một số doanh nghiệp nông thôn.

Tập trung lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) "Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn". Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, tổng kết các mô hình làm điểm và mở rộng trong toàn tỉnh với lộ trình hợp lý, phấn đấu năm 2015 có 30 - 40% số xã, năm 2020 có 60 - 70% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

2. Tập trung đầu tư, phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển nông nghiệp và phục vụ có hiệu quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp động lực, công nghiệp công nghệ cao, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thu hút nhiều lao động. Củng cố, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Tập trung ưu tiên các ngành công nghiệp chủ yếu: Cơ khí chế tạo, điện, điện tử, gia công kim loại; dệt, may; chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống; công nghiệp vật liệu xây dựng.

Khuyến khích hình thành một số cơ sở sản xuất phần cứng, phần mềm máy tính, thiết bị thông tin. Đầu tư chiều sâu, phấn đấu đưa Nam Định trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh của cả nước. Tích cực đổi mới, nâng cấp trình độ công nghệ, thiết bị và quản lý. Xây dựng và mở rộng các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm chủ lực.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và thu hút các dự án sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, hình thành một số khu công nghiệp công nghệ cao. Hoàn thành thủ tục đầu tư, khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện 2.400 MW tại Hải Hậu. Quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo tài nguyên trong quá trình phát triển công nghiệp.

3. Tiếp tục thúc đẩy các ngành, lĩnh vực dịch vụ phát triển, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống theo hướng hiện đại văn minh.

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. Phát triển mạng lưới chợ, nhất là các chợ đầu mối. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát tốt giá cả các mặt hàng thiết yếu, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại...

Phát triển xuất khẩu bền vững, tăng nhanh các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến có lợi thế. Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu du lịch trọng điểm. Tổ chức tốt các dịch vụ vận tải. Phát triển các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, cung cấp điện, nước, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, tư vấn, lao động... chất lượng cao.

4. Huy động tối đa và quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, phấn đấu có các nguồn thu lớn, ổn định. Bố trí, cân đối ngân sách phù hợp, tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Tiếp tục mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, chú trọng địa bàn nông thôn.

5. Coi trọng, phát huy thế mạnh về văn hoá, giáo dục. Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

(1) Tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc và quê hương Nam Định. Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cộng đồng.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá quần chúng, đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các hoạt động sáng tạo, các tài năng nghệ thuật, phấn đấu có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu. Bố trí ngân sách và xã hội hoá các nguồn lực để đầu tư nâng cấp các công trình văn hoá xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 có: 80% gia đình, 60% làng, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá, 80% số cơ quan, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hoá, các thôn, xóm có nhà văn hoá, điểm văn hoá.

Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phát triển các môn thể thao thành tích cao có lợi thế.

Nâng cao chất lượng báo chí, phát thanh, truyền hình, thực hiện tốt chức năng định hướng thông tin.

(2) Giữ vững thành tích, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học.

Phấn đấu đến năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; có 60% trường mầm non (trong đó, đến năm 2013 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi), 60% trường trung học cơ sở và 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và thiết bị giảng dạy theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng và bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Mở rộng hợp lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng. Nghiên cứu, từng bước xây dựng một số trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, sản xuất phần mềm tại thành phố Nam Định. Phát triển các trường, trung tâm dạy nghề. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, phát triển các hoạt động, hình thức khuyến học, khuyến tài.

(3) Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Phấn đấu đến năm 2015 có 6,9 bác sỹ và 25,5 giường bệnh trên 1 vạn dân, 100% trạm y tế có bác sỹ. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống bệnh viện, trạm xá. Thực hiện tốt công tác phòng chống các dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bác sỹ, nhân viên y tế, chú trọng công tác giáo dục nâng cao y đức trong toàn ngành. Quản lý chặt chẽ việc khám, chữa bệnh tư nhân và kinh doanh thuốc chữa bệnh. 

Thực hiện có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.

(4) Khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế để giải quyết việc làm. Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 25 - 30 nghìn lao động. Lồng ghép các nguồn lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, thực hiện có hiệu quả Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Tạo điều kiện và nhân rộng mô hình các doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức đoàn thể - xã hội tham gia giúp đỡ các hộ gia đình giảm nghèo, chống tái nghèo.

(5) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội. Quan tâm chăm lo các gia đình thương binh, liệt sỹ, có công với nước, người nghèo và trẻ em. Đẩy mạnh các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện và xây dựng cộng đồng.

6. Phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có chất lượng cao. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ, tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

7. Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; tích cực bảo vệ môi trường sinh thái

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong toàn xã hội. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên. Đầu tư dứt điểm các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, cơ sở y tế, làng nghề và ở các xã, thị trấn. Nghiên cứu, chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của biến đổi khí hậu, nhất là ở vùng ven biển. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 96% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

8. Tập trung cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt theo hướng hiện đại, chú trọng khu vực nông thôn và địa bàn khó khăn. Ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng, đầu mối trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp thoát nước, đô thị, y tế, giáo dục... Đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm. Chuẩn bị thủ tục và khởi công xây dựng các dự án: kiên cố hoá đê biển, đê sông; tuyến đường bộ mới nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21 và cầu Tân Phong vượt sông Đào (phía Đông Nam thành phố Nam Định)... Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư theo quy định.

9. Tập trung đầu tư xây dựng vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định, vùng kinh tế biển trở thành các vùng kinh tế động lực, vùng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, tạo thế ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(1) Vùng công nghiệp - dịch vụ  thành phố Nam Định

Đầu tư toàn diện để nâng cấp thành phố Nam Định lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh trước năm 2015, sớm trở thành Trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Từng bước mở rộng quy mô dân số, diện tích phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên hình thành các trung tâm dịch vụ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch, thể dục thể thao, công nghiệp công nghệ cao, y tế của vùng. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và phân cấp quản lý cho thành phố trên một số lĩnh vực.

(2) Vùng kinh tế biển

Xúc tiến đầu tư hình thành khu kinh tế - đô thị tổng hợp Ninh Cơ. Đầu tư phát triển thủy hải sản, dịch vụ và hậu cần nghề cá, hạ tầng các khu du lịch biển. Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng. Chuẩn bị các điều kiện nâng cấp một số đô thị trong vùng theo quy hoạch.

(3) Vùng sản xuất nông nghiệp

Tiếp tục phát triển toàn diện nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Mở rộng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm; phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề. Xây dựng các cụm thương mại, dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ. Đầu tư cải tạo hệ thống giao thông, cấp nước, công trình phúc lợi công cộng nội vùng. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các thị trấn, thị tứ.

10. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy các hợp tác xã chuyển đổi theo luật có hiệu quả. Tổng kết và nhân rộng một số hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh hơn trong công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, năng lực lãnh đạo và đội ngũ cán bộ.

1. Nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính thực tiễn của công tác chính trị, tư tưởng, góp phần củng cố, giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ.

Tiếp tục đổi mới việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của Đảng. Thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng. Thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân; chủ động và kiên quyết làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch trong lĩnh vực tư tưởng. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập lý luận chính trị. Gắn lý luận với thực tiễn và kỹ năng lãnh đạo, giải quyết những tình huống thực tiễn cụ thể. Phấn đấu đến năm 2015: 80% đảng viên hoàn thành chương trình sơ cấp, 25% đảng viên có trình độ trung cấp, 2,5% đảng viên có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị.

Triển khai sâu rộng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với trọng tâm là "làm theo" nhất là trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. Khơi dậy tính tự giác rèn luyện, coi đây là yêu cầu tự thân của mỗi người.

2. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong từng khâu của công tác cán bộ. Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, thống nhất.

 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên". Đổi mới công tác đánh giá, phân loại tổ chức Đảng và đảng viên. Tăng cường công tác phát triển Đảng. Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức Đảng.

Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá và các chương trình chuyên đề của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp theo hướng bám sát nhiệm vụ chính trị cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là trong các lĩnh vực thường xảy ra vi phạm, những nơi có biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết nội bộ...; giám sát người đứng đầu cơ quan Đảng, chính quyền các cấp về phẩm chất, đạo đức và thực hiện nhiệm vụ. Mở rộng và đưa các hoạt động giám sát đi vào nền nếp, có hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra các cấp.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và sự đồng thuận xã hội.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế "Công tác dân vận của hệ thống chính trị" của Bộ Chính trị (khoá X), Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVII) về "Nâng cao chất lượng công tác dân vận, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn". Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Gắn công tác dân vận với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

Khắc phục tình trạng giản đơn, hình thức; hướng các hoạt động về cơ sở, phản ánh, đề xuất, tham mưu với cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc cụ thể của địa phương, đơn vị. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; mở rộng, thu hút đoàn viên, hội viên; xây dựng các tổ chức cơ sở vững mạnh.

5. Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục đổi mới hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp. Phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng các kỳ họp, trách nhiệm, năng lực của đại biểu hội đồng nhân dân và công tác giám sát.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; tiếp tục sắp xếp bộ máy; phân cấp mạnh hơn cho các cơ quan hành chính cấp dưới; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện tốt bộ thủ tục hành chính đã công bố. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực chuyên môn tốt và hết lòng phục vụ nhân dân.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thực hiện tốt Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

6. Tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện việc công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, dự án đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai, sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản trong các cơ quan nhà nước. Thực hiện nghiêm quy định về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng. Phát huy vai trò của các đoàn thể, cơ quan báo chí và nhân dân tham gia tuyên truyền, đấu tranh, tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí.

IV. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH, TƯ PHÁP
1. Công tác quốc phòng

 Tiếp tục triển khai chương trình, kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện. Chú trọng xây dựng thế trận "Quốc phòng toàn dân" gắn với thế trận "An ninh nhân dân"; tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, có chất lượng tổng hợp, khả năng cơ động sẵn sàng chiến đấu cao; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh tuyến biển. Hoàn thành tốt công tác giao quân hàng năm. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, chương trình huấn luyện quân sự, các cuộc diễn tập quân sự, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với quân nhân sau các cuộc chiến tranh.

2. Công tác an ninh - trật tự

Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, chủ động, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, không để bị động, bất ngờ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện.

3. Công tác tư pháp

Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả Chiến lược cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra tình trạng tồn đọng án, quá thời hiệu, xét xử oan sai.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiêm túc, nền nếp công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm các sai phạm.

V. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRONG NHIỆM KỲ 2010 - 2015

1. Nhiệm vụ trọng tâm

(1) Xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng chỉ đạo của Trung ương và điều kiện cụ thể của tỉnh. Phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển kinh tế biển, trong đó tập trung hoàn thành thủ tục, từng bước xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Ninh Cơ. Xây dựng thành phố Nam Định sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

(2) Giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội bức xúc: Giảm nghèo, việc làm, xử lý ô nhiễm môi trường, tệ nạn ma tuý, tai nạn giao thông, tội phạm.

(3) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Giải pháp chủ yếu
2.1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội

(1) Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm.

(2) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

(3) Xây dựng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng. Chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế chính sách của tỉnh trong một số lĩnh vực: hỗ trợ, khuyến khích huy động vốn đầu tư phát triển; chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

(4) Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; quan tâm chăm lo, bảo đảm việc làm, nhà ở và đời sống của các hộ dân khi thu hồi đất.

(5) Tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh Nam Định với các địa phương trong cả nước nhất là các tỉnh lân cận, các tỉnh, thành phố trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức tài chính quốc tế.

2.2. Nhóm giải pháp về công tác xây dựng Đảng

(1) Xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc và chương trình công tác toàn khoá, hàng năm của cấp ủy. Tiếp tục đổi mới chỉ đạo điều hành và phong cách lề lối làm việc. Nâng cao trách nhiệm tập thể và cá nhân. Đổi mới tư duy lãnh đạo nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường việc bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc kịp thời của cấp ủy và chính quyền các cấp.

(2) Gắn công tác lãnh đạo và thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tạo bước chuyển biến mạnh trong việc "làm theo", nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt.

(3) Đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị cụ thể, thiết thực của tổ dân phố, thôn xóm và cơ quan, đơn vị; làm tốt việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quản lý chặt chẽ đảng viên.

(4) Đảm bảo các cơ chế, điều kiện để thực hiện tốt Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, trong việc xử lý các vướng mắc, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, quan liêu, xa rời thực tiễn.

(5) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức; nâng cao trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ các cơ quan tham mưu của Đảng, nhất là năng lực nghiên cứu và năng lực giải quyết thực tiễn.

2.3. Nhóm giải pháp về quốc phòng - an ninh, tư pháp

(1) Cụ thể hoá công tác quân sự quốc phòng địa phương trong chương trình công tác của cấp uỷ, các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

(2) Nhân rộng các mô hình điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng một số mô hình mới phù hợp với tình hình mới.

(3) Tiếp tục cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Bước vào giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định tiếp tục phát huy truyền thống, thành tựu đạt được; đoàn kết thống nhất; năng động sáng tạo; quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; tạo bước phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng tỉnh Nam Định giàu mạnh, văn minh./.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH

 

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com