Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. Ảnh: baotanglichsu.vn |
Theo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, bộ phim gồm 4 phần, có thời lượng khoảng 40 phút, chứa đựng khối lượng hình ảnh, tư liệu đồ sộ, góp phần chuyển tải thông điệp ý nghĩa. Phim tập trung làm rõ bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam cùng quá trình vận dụng, phát triển những tư tưởng cốt lõi của Đề cương trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Bộ phim được giao cho đạo diễn Nguyễn Quý Mạnh Minh thực hiện, dự kiến phát sóng vào 20 giờ 30 phút ngày 27-2 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam; các Đài Truyền hình Trung ương và địa phương cũng phát sóng bộ phim trong dịp kỷ niệm này.
Độc đáo Lễ hội Cầu ngư truyền thống Đà Nẵng năm 2023
Sau thời gian hơn 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng vừa long trọng tổ chức Lễ hội Cầu ngư truyền thống năm 2023.
Các hoạt động sôi nổi diễn ra trên biển. |
Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cúng Thần Nam Hải, lấy hình tượng cá Ông - vị thần biển hộ mệnh của ngư dân. Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.
Phần chính của Lễ hội với nghi Lễ nghinh thần. Phần hội được tổ chức đan xen nhiều hoạt động mang đậm tính dân gian của làng chài như: đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, hát tuồng, hô hội bài chòi… Ngoài ra, Ban Tổ chức tổ chức các gian trưng bày như: mô hình, hình ảnh với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, gian hàng trưng bày sản phẩm thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản của nhân dân 3 phường ven biển, các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của 10 phường trên địa bàn quận.
Sau lễ hội cầu ngư này, những chiếc thuyền sẽ hanh thông vượt sóng, những mẻ cá bội thu sẽ nườm nượp đổ về, một năm mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân được bình yên, no ấm... Lễ hội là bằng chứng vật chất, tinh thần xác thực về ứng xử với biển đảo của người dân Thanh Khê từ bao đời nay, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin