Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh được cấp 271 mã số vùng trồng, đang hoạt động với tổng diện tích trên 20 nghìn ha; trong đó, có 175 mã số vùng trồng được cấp sang thị trường Trung Quốc với tổng diện tích gần 19 nghìn ha. Tỉnh cũng có 257 mã số cơ sở đóng gói được cấp phục vụ xuất khẩu chính ngạch trái cây; có 250 mã số đóng gói trái cây xuất sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của mã số vùng trồng; hỗ trợ hội viên kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại các vùng trồng được cấp mã số.
Với việc đẩy nhanh tiến độ cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nói riêng, xuất khẩu sang thị trường các nước nói chung, Tiền Giang đang nắm bắt cơ hội để phát triển vững chắc các vùng chuyên canh trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh.
Hà Tĩnh: Đưa cảng biển thành động lực tăng trưởng
Hà Tĩnh là một trong những địa phương được đánh giá có điều kiện lý tưởng để phát triển cảng nước sâu trung chuyển quốc tế. Khai thác tiềm năng, lợi thế, đưa cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà Hà Tĩnh đang hướng tới.
Để đưa cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương thành một động lực tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh, song song với yếu tố về chính sách thu hút, đầu tư cơ sở hạ tầng, các đơn vị khai thác cảng biển cũng cần tích cực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, ứng dụng khoa học - công nghệ để giảm thời gian, chi phí cho chủ tàu và chủ hàng; đầu tư nguồn nhân lực có chứng chỉ kiểm tra, sửa chữa, giám định hàng container đáp ứng được các tiêu chuẩn vận tải biển của khu vực và quốc tế./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin