Toàn tỉnh Hà Nam hiện có 58/65 làng nghề được công nhận đang hoạt động, bao gồm 32 làng nghề truyền thống, 26 làng nghề. Mỗi năm, các làng nghề đạt tổng doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 13 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng. Trong số các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động, có những làng nghề đã từng là điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi, rác thải, nước thải từ các làng nghề, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương quan tâm xử lý vấn đề này. Tính đến nay, toàn tỉnh có 13/58 làng nghề đã có phương án bảo vệ môi trường được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt. Toàn tỉnh mới có 1/58 làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đó là làng nghề truyền thống dệt nhuộm Đại Hoàng. Để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình làm nghề, tại các làng nghề đã thành lập tổ thu gom, vận chuyển rác thải về các điểm tập kết trên địa bàn để vận chuyển về các nhà máy xử lý theo quy định. Một số chất thải rắn khác, như đầu mẩu gỗ, tre, nứa… từ các làng nghề mộc, thủ công mỹ nghệ được các hộ thu gom tái sử dụng làm chất đốt.
Bắc Giang: Gieo cấy 97,9% diện tích lúa chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy vụ chiêm xuân, bảo đảm khung thời vụ.
Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 67,7 nghìn ha, trong đó diện tích lúa là 47 nghìn ha (97% trà xuân muộn). Thống kê đến ngày 14-3, các địa phương đã gieo cấy được hơn 46 nghìn ha lúa, đạt 97,9% kế hoạch và bằng 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với các loại cây trồng khác, nông dân trong tỉnh đã trồng gần 5,4 nghìn ha lạc (đạt 94,3% so với kế hoạch), hơn 1.000ha khoai lang (đạt 89,6%), gần 5,6 nghìn ha rau các loại (77,6%), gần 2,3 nghìn ha ngô (70,9%) và hơn 2,5 nghìn ha cây khác./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin