[links()]
(Tiếp theo)
Trên cơ sở Luận cương của Đảng, Tỉnh uỷ Nam Định khắc phục những thiếu sót trước đây, đề ra chủ trương lãnh đạo phong trào toàn diện hơn. Trong công tác xây dựng Đảng, ngoài việc tích cực xây dựng tổ chức, Tỉnh uỷ chú trọng tăng cường công tác tư tưởng. Về phương diện vận động quần chúng, Tỉnh uỷ quan tâm đúng mức hơn tới công tác nông vận, tăng cường cán bộ cho nông thôn đi sâu phát động quần chúng nông dân đấu tranh.
Tỉnh uỷ còn cử đồng chí Nguyễn Doãn Chấp - Tỉnh uỷ viên chắp mối lại toàn bộ cơ sở nông thôn trong tỉnh và ở cả các huyện Gia Viễn, Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình, tạo đà cho phong trào nông thôn phát triển.
Trước uy thế của Đảng ngày càng cao, thực dân Pháp một mặt tăng cường vây ráp, ngăn chặn các hoạt động cách mạng, mặt khác chúng tổ chức phản tuyên truyền hòng làm mất uy tín Đảng Cộng sản.
Chúng tung ra cuốn Mặt nạ cộng sản đề cao đường lối quốc gia tư sản, tuyên truyền một cách sai lệch trắng trợn chủ nghĩa cộng sản là cộng vợ, cộng chồng, là không có tổ quốc. Vì vậy, nhiệm vụ lúc này là ngoài việc chống lại những tư tưởng quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa cá nhân, những ảnh hưởng lệch lạc của phong trào yêu nước từ trước còn tồn tại- việc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, chống lại các luận điệu xảo trá, quỷ quyệt của địch diễn ra quyết liệt.
Tỉnh uỷ in cuốn Cộng sản vấn đáp kịp thời chống lại việc tuyên truyền nhằm gieo rắc sự hoài nghi trong nhân dân về Đảng Cộng sản, về cách mạng vô sản; chỉ đạo mở những lớp huấn luyện ngắn ngày để vũ trang lý luận cho cán bộ, đảng viên đồng thơi phát động kêu gọi quần chúng đấu tranh nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Các chi bộ nhà máy, Trường học, đường phố cùng đồng loạt hành động, ở nông thôn nhiều nơi vẫn tiếp tục treo cờ, rải truyền đơn nói về ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng vô sản ở Liên Xô. Tối mồng 6 và mồng 7, tại thành phố Nam Định, chi bộ học sinh đã tổ chức cho học sinh đi rải truyền đơn ở nhiều đường phố và cũng tối mồng 6, gần như cùng một lúc các đảng viên và quần chúng cách mạng đã gây 6 tiếng nổ lớn trong thành phố. Tại cổng Nhà máy sợi Nam Định, lúc 5 giờ 30' ngày 7 -1930 cờ đỏ búa liềm phất phới tung bay và hàng loạt pháo nổ vang rền. Công nhân hò reo vang động nhà máy. Tối 7-11 công nhân Nhà máy đèn làm tắt điện ở nhiều đường phố. Thông qua đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, cán bộ đảng viên được bồi dưỡng về lý luận cách mạng, rèn luyện khả năng tuyên truyền, vận động cách mạng, tạo điều kiện phát triển tổ chức, đưa phong trào không ngừng phát triển.
Những hoạt động mạnh của Đảng khiến kẻ thù hoảng hốt. Trong đợt hoạt động kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười (7-11), địch điên cuồng vây ráp, bắt 54 người trong đó có đồng chí Phan Đình Khải (Lê Đức Thọ) và tống giam tại đề lao Nam Định.
Cuối năm 1930, phần lớn các tỉnh uỷ viên bị bắt hoặc chuyển công tác khác. Ban Tỉnh uỷ được bổ sung năm đông chí, do đồng chí Bùi Xuân Mẫn làm Bí thư Tỉnh uỷ, đã chỉ đạo việc tăng cường các cơ quan của Tỉnh uỷ, bảo đảm sự chỉ đạo phong trào toàn tỉnh; phục hồi, củng cô' các cơ sở cách mạng ở thành phố nhất là trong công nhân và học sinh; xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản; thống nhất chỉ đạo và phục hồi phong trào cách mạng ở nông thôn.
Thời gian này, Xứ uỷ Bắc Kỳ cũng chọn địa điểm đóng cơ quan chỉ đạo ở phố Hàng Đồng (thành phố Nam Định), đồng chí Nguyễn Trọng Đàm xứ uỷ viên được phân công phụ trách phong trào Nam Định. Các cơ quan của Tỉnh ủy nằm rải rác ở các phố Hàng Song, Sài Gòn, Pônbe, khu Khoái Đồng. Nam Định trở thành đầu mối giao thông liên lạc của Xứ uỷ với Đảng bộ các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Nhiều đảng viên, quần chúng cách mạng đã hết lòng bảo vệ các cơ quan của Đảng, tìm mọi cách đánh lạc hướng bọn mật thám đang ngày đêm dò xét.
Tháng 2-1931, Tỉnh uỷ mở Hội nghị thôn bộ tại thôn Phúc Chỉ, phủ Nghĩa Hưng (nay là xã Yên Thắng - Ý Yên) do đồng chí Nguyên Doãn Chấp chủ trì, gồm đại biểu các huyện Ý Yên, Phong Doanh, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Mỹ Lộc và Gia Viễn, Gia Khánh (Ninh Bình). Hội nghị đã nghe truyền đạt Luận cương chính trị, bàn kế hoạch củng cố tổ chức, nghiên cứu Điều lệ, thông báo đổi tên Đảng, kiểm điểm công tác cũ và đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh.
Trong hoàn cảnh địch đánh hơi và đã phát hiện, phá hoại một số cơ sở Đảng, bắt các đảng viên và quần chúng cách mạng, nên bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên là tuyên truyền giác ngộ cách mạng, Tỉnh uỷ còn chú trọng tới công tác đấu tranh trong nội bộ Đảng, phê phán những biểu hiện "tả" hoặc hữu khuynh trong Đảng bộ như chủ nghĩa cá nhân, phiêu lưu manh động, rụt rè, cầu an, sợ khủng bố, không dám đấu tranh... Những khuynh hướng này do chậm khắc phục đã gây tác hại làm vỡ cơ sở, để địch phát hiện như ở Nhà máy sợi (thành phố Nam Định), Ngô Đồng (Xuân Trường) kìm hãm phong trào đấu tranh (Ý Yên).
(Còn nữa)