Ứng dụng công nghệ để bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

07:21, 21/06/2024

Với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch gồm có 13 Di tích (Phủ Chủ tịch, Nhà 54, Nhà sàn, Phòng họp Bộ Chính trị, Nhà 67, Nhà bếp A, Nhà bếp B, Nhà Bác ký sắc lệnh, Hầm H66, Hầm D1...); 1738 tài liệu, hiện vật vốn có thuộc các nhà Di tích; các di tích ngoài trời như: Ao cá, Giàn hoa Phủ Chủ tịch, Đường xoài, đường mòn Hồ Chí Minh, Cầu gỗ qua ao… cùng 50 cây di tích là những cây Bác đem về trồng hoặc các tổ chức, cá nhân ở các địa phương hay nước ngoài gửi tặng và Bác trực tiếp chăm sóc.

 55 năm qua, Khu Di tích của Người tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu khách từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm, trong đó có nhiều đoàn nguyên thủ, nhiều đoàn khách cấp cao đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng. Trong giai đoạn 2018-2023, Khu Di tích đã tổ chức và phối hợp tổ chức gần 60 triển lãm, trưng bày chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh cả trong nước và quốc tế; xuất bản, tái bản gần 50 cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích; cán bộ khoa học đã viết khoảng 800 bài tuyên truyền, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và về Khu Di tích. Website của Khu Di tích được nâng cấp với nội dung phong phú, giao diện hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tăng khả năng tương tác với bạn đọc... Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào công tác bảo quản, phát huy giá trị di tích là hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho các đối tượng khách tham quan.

Bảo tàng tư nhân trưng bày hiện vật quý, hiếm về 54 dân tộc và triều Nguyễn

Tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, khai trương 2 bảo tàng tư nhân là Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn thuộc hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng. Hai bảo tàng được bố trí thành các khu vực trưng bày riêng biệt, tại tòa nhà số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam trưng bày hàng ngàn bộ trang sức cổ cùng trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em. Từ vòng cổ, bông tai, vòng tay, nhẫn (một số dân tộc có thêm vương miện, cài tóc) kết hợp cùng những bộ trang phục thổ cẩm sặc sỡ các hoa văn, đã thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục tập quán của từng dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Toàn bộ đều là những hiện vật gốc có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ XX, được chế tác từ các chất liệu như: vàng, bạc, ngọc, ngà, hổ phách, mã não, thạch anh, lưu ly, pha lê, ngọc trai, xà cừ, đồi mồi…

Còn tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn trưng bày những cổ vật, hiện vật trong cung cấm của 13 đời vua triều Nguyễn. Từ những món đồ trang sức, thú vui của vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa thường nhật cho đến trang phục, vật dụng triều chính, nội thất, vật dụng cá nhân. Đến bảo tàng, khách tham quan như xuôi theo dòng lịch sử, sống lại trong cung điện triều Nguyễn xa hoa, mỹ lệ với các vật dụng, trang phục được làm từ vàng, bạc, ngọc, ngà, gấm, lụa.



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com