16 nghệ sĩ Hàn Quốc tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc cổ điển tại Hà Nội

07:54, 15/12/2023

Chương trình hòa nhạc cổ điển nhân dịp Giáng sinh 2023 có tên gọi “Món quà từ Thiên đường” do 16 nghệ sĩ Hàn Quốc cùng các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 11-12 và tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tối 14-12. Chương trình do Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội Công nghiệp văn hóa và Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc phối hợp Hiệp hội Âm nhạc cổ điển New York (Mỹ) đồng tổ chức.

Các nghệ sĩ Hàn Quốc tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc.
Các nghệ sĩ Hàn Quốc tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc.

Chương trình hòa nhạc nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn hợp tác Đông Nam Á mở rộng do Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Công nghiệp văn hóa và kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc (AVIKO) đề xuất và triển khai thực hiện. Các hoạt động trong diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy và phát huy mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc cùng các hoạt động hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ, đầu tư FDI của các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vào Việt Nam đã diễn ra trong nhiều năm qua. Mục tiêu hướng tới của diễn đàn chính là mang lại những thông tin chính xác về chính sách đầu tư, cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tiếp cận các quỹ đầu tư uy tín, nâng cao giá trị cho đôi bên và hợp tác giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các nước.

Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang vừa phối hợp với UBND thị xã Tân Châu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh di sản văn hoá phi vật thể đối với nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống. Thông qua nghi lễ có thể biết nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của họ tại tỉnh An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng người Chăm ngày càng được gắn kết.

Nghề dệt thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm xã Châu Phong. Đây là một nghề thủ công truyền thống hết sức độc đáo xuất hiện ở vùng đất An Giang từ những ngày đầu người Chăm đến cư ngụ khoảng những năm đầu của thế kỷ XVIII. Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm không chỉ độc đáo ở kỹ thuật, sáng tạo của con người, mà còn chứa đựng những giá trị về văn hóa và lịch sử dân tộc; thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp./.

PV

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com