Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức triển khai Dự án và ra mắt hợp tác xã (HTX) “Trồng và kinh doanh cây đào, cây cảnh” tại xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn. Đây là Dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương.
Được vay vốn và hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác, nhiều gia đình tại địa phương đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập khá. Đây là quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở những khu vực trước đây cấy lúa hiệu quả kinh tế không cao. Nhằm giúp nông dân mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế và nắm bắt nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn. Đồng thời hướng dẫn Hội Nông dân cơ sở các bước để triển khai Dự án. HTX được thành lập ban đầu với 10 thành viên là những hộ có nghề trồng cây cảnh tại địa phương. Theo đó, 10 hộ gia đình sẽ được vay 500 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương với chu kỳ vay 24 tháng.
Tham gia HTX sẽ giúp các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống, thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ, biết liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập.
Hà Nội: Rà soát, đề xuất đưa 29 làng nghề ra khỏi danh sách làng nghề truyền thống
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của các làng nghề cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường sống.
Theo Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thủ đô đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đã đưa ra danh sách 29 làng nghề đã bị mai một, cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi danh sách công nhận danh hiệu “làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND thành phố Hà Nội. Lộ trình thực hiện đến hết năm 2023. Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp được xử lý; 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải; 100% làng nghề được công nhận, đánh giá, phân loại theo quy định hiện hành; 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin