Thời tiết thay đổi nhanh, đột ngột sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và bệnh viêm mũi họng xuất tiết sẽ tăng cao đột ngột.
Bệnh thường gặp ở trẻ em và những người có sức đề kháng yếu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh bội nhiễm khác.
Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn và vi nấm từ bên ngoài tấn công thì cũng rất dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, cần phân biệt viêm mũi họng xuất tiết không phải là viêm mũi xoang.
Thời tiết thay đổi nhanh, đột ngột sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và bệnh viêm mũi họng xuất tiết sẽ tăng cao đột ngột. |
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi họng xuất tiết
Đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng tiết dịch nhầy trong mũi và họng trong các bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm họng cấp. Bệnh lý này khá phổ biến khi thời tiết giao mùa, đặc biệt trong các đợt dịch cúm bùng phát.
Hiểu về nguyên nhân dẫn đến viêm mũi họng xuất tiết là cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Những nguyên nhân và yếu tố chính gây viêm mũi họng xuất tiết bao gồm:
-
Vi khuẩn. Người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn từ môi trường sống hoặc lây lan từ người bệnh khác.
-
Người có cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa,… có thể gây dị ứng và viêm mũi họng xuất tiết.
-
Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là chuyển lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi, những người sống trong môi trường ô nhiễm thì hệ hô hấp cũng nhạy cảm, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi họng xuất tiết
Bệnh viêm mũi họng xuất tiết thường gây triệu chứng không đặc trưng, khó phân biệt và thường hay nhầm lẫn với bệnh lý đường hô hấp khác.
Các biểu hiện thường thấy là:
Nhức đầu, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi,…
-
Cảm giác khô nóng, đau rát cổ họng. Mặc dù uống nhiều nước vẫn không giúp làm giảm cảm giác khô rát ở cổ họng do viêm mũi họng xuất tiết.
-
Gây ù tai, đau tai.
-
Gây sưng, tấy đỏ các bộ phận như màn hầu, thành sau của họng, trụ trước và trụ sau,… gây ho khan, mất tiếng.
-
Khó nuốt, cơ thể mệt mỏi, đau đớn.
-
Chán ăn, ngủ nghỉ không yên,…
Hầu hết triệu chứng viêm mũi họng xuất tiết khá lành tính, không kéo dài mà sẽ biến mất khi bệnh được đẩy lùi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh biến chứng cho người bệnh như: Viêm họng mạn tính, viêm tai giữa, viêm xoang mạn, viêm mũi quá phát,…
Điều trị và hạn chế viêm mũi họng xuất tiết
Trước tiên cần xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm mũi họng xuất tiết. Các phương pháp chẩn đoán bệnh có thể dùng như xét nghiệm, chụp x-quang,… Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh được chỉ định thuốc và cách chữa phù hợp: Rửa xoang mũi họng. Dùng các nhóm thuốc giúp làm giảm khả năng xuất tiết. Các thuốc chống viêm, se khô bề mặt niêm mạc mũi, giảm sưng, chống viêm… Cụ thể là:
-
Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% cho vào bình sạch có vòi xịt nước. Ngồi thẳng người, đầu nghiêng góc 45 độ. Khi nghiêng bên trái thì bạn xịt nước muối vào lỗ mũi bên phải, dòng chảy của nước từ lỗ mũi bên này qua lỗ mũi bên kia sẽ kéo theo mủ nhầy, vi khuẩn và chất bẩn khác.
-
Thuốc xịt có thành phần chính là corticoid, bệnh nhân dùng sẽ giảm triệu chứng viêm mũi họng xuất tiết hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo không dùng quá 7 ngày và cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
-
Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, vì khi bị viêm họng, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Mặt khác, nước cũng là thành phần quan trọng giúp cơ thể trao đổi chất dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm triệu chứng của viêm mũi họng nhanh hơn.
Nếu viêm mũi họng xuất tiết có liên quan đến bất thường cấu trúc mũi, xoang thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bệnh tái phát./.
Theo suckhoedoisong.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin