Phát biểu tại khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhấn mạnh, cũng giống như nhiều nước đang phát triển, Campuchia còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia có thu nhập cao vững chắc, năng động và thịnh vượng vào năm 2050.
Nhà lãnh đạo Campuchia khẳng định để đạt được mục tiêu nói trên, chính phủ của ông cam kết thực hiện các hành động mang tính thay đổi thông qua Chiến lược Ngũ giác nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong 25 năm tới. Chiến lược này đang được triển khai từ Giai đoạn I trong 5 lĩnh vực gồm tăng trưởng, việc làm, công bằng, hiệu quả và bền vững. Thủ tướng Hun Manet đồng thời cho biết thêm rằng 5 ưu tiên chính là con người, đường sá, nước, điện và công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số.
Theo nhà lãnh đạo Campuchia, nước này đang dần chuyển đổi từ vị thế quốc gia kém phát triển sang quốc gia đang phát triển vào năm 2027. Ông cho biết tăng trưởng kinh tế của vương quốc dự kiến sẽ tiếp tục đạt mức 5,6% trong năm nay, tăng từ mức 5,2% của năm 2022.
Báo động dịch cúm gia cầm tại Nam Phi
Ngày 23-9, Nam Phi cho biết, nước này đang phải đối mặt với tình trạng cúm gia cầm tồi tệ nhất kể từ đầu năm.
Theo tuyên bố của nhà sản xuất Quantum Foods, công ty này đã thiệt hại gần 2 triệu con gà vì dịch bệnh. Trước đó, một nhà sản xuất lớn khác - Astral Foods cũng nhận định: “Dịch cúm gia cầm bùng phát là đợt bùng phát tồi tệ nhất mà Nam Phi từng chứng kiến” và “đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trứng thực phẩm ra thị trường và dự kiến nguồn cung thịt gia cầm vào chuỗi giá trị có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong những tháng tới”. Dịch bệnh đang lan rộng ở khu vực phía đông bắc tỉnh Mpumalanga và Gauteng “với tốc độ đáng báo động”. Trước đó, Hiệp hội Gia cầm Nam Phi (SAPA) cũng đã xác nhận tình trạng thiếu gà, trứng do dịch cúm gia cầm có thể kéo dài đến hết tháng 10. SAPA cũng cho biết, Nam Phi đang phải đối mặt với hai chủng vi-rút cúm gia cầm có động lực cao khác nhau là H5N1 và một chủng mới được xác định là H7N6, sau khi nước này phát hiện các trường hợp cúm gia cầm đầu tiên ở các trang trại thương mại vào hồi tháng 4. Theo Hiệp hội, tới nay số ca mắc cúm gia cầm ở Nam Phi năm nay đã cao hơn bất kỳ năm nào kể từ khi đợt bùng phát đầu tiên được báo cáo tại các trang trại thương mại vào năm 2017./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin