Thời điểm này, tại những cánh đồng màu rộng lớn trên địa bàn tỉnh, các loại rau củ vụ đông như cải bắp, su hào, cà chua, khoai tây, hành, mùi… đang độ sinh trưởng, phát triển mạnh. Khắp các chân ruộng bát ngát, cải bắp đã bắt đầu cuộn, những củ su hào vỏ ngoài mọng biếc lớn theo ngày. Tô điểm cho ruộng cà chua, một vài quả ra sớm đã bắt đầu ửng đỏ, “khoe” sắc. Và, để đón một mùa vụ bội thu, những nông dân chăm chỉ cũng đang miệt mài sớm tối ra đồng chăm sóc hoa màu.
Cuối năm, khi những đợt gió lạnh tràn về cũng là lúc những bụi niễng mọc chen chân giữa um tùm lau sậy trên các đầm nước, vùng ruộng trũng bước vào mùa thu hoạch. Trong gió mùa xao xác, hanh hao, lá niễng lụi dần, củ bắt đầu chắc mẩy, mập mạp. Trên các cánh đồng trồng niễng ở xã Nghĩa An (Nam Trực), Mỹ Trung (Mỹ Lộc), từ sáng sớm, khi sương vẫn còn ướt lạnh bờ cỏ, người dân đã hối hả thoăn thoắt bóc những lớp lá niễng ram ráp như lá mía, bẻ lấy phần củ nằm sát gốc.
Một ngày cuối tháng 10, chúng tôi về xã Xuân Phương (Xuân Trường) thăm các xưởng mộc của thợ nghề nơi đây. Dưới ánh nắng cuối thu vàng rực, những người thợ đang miệt mài, tỉ mỉ hoàn thiện từng chi tiết của bức tượng gỗ; tiếng đục chầm chậm, đều đều.
Với việc trồng thành công vườn nho Hạ Đen theo định hướng sản xuất hữu cơ cho năng suất, chất lượng cao, ông Trần Văn Tôn, hội viên nông dân thôn Vân Cát, xã Kim Thái (Vụ Bản) đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trong và ngoài xã, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích khó canh tác, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Làng nghề cơ khí Xuân Tiến (Xuân Trường) đã có “tuổi đời” trên trăm năm. Khởi phát của làng nghề từ đúc đồng nên trong tiềm thức của những bậc cao niên trong làng vẫn in đậm nét những sản phẩm đồng truyền thống như nồi, mâm, chậu, chuông, tượng… được làm từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ nơi đây.
Chuẩn bị đến Tết Trung thu năm nay, về thăm làng Báo Đáp, xã Hồng Quang (Nam Trực) chúng tôi cảm nhận được không khí nhộn nhịp của làng nghề sắp "vào vụ". Khắp trong thôn ngoài xóm người người, nhà nhà đều bận rộn, tranh thủ làm đèn. "Hai năm nay dịch bệnh liên miên, làng đèn chúng tôi bị "ế" rất nhiều hàng. Năm nay thì khác, trước Trung thu vài tháng đã có khách đặt hàng.
Ý kiến bạn đọc