Nam Định có vùng đồng bằng, có vùng ven biển, có làng quê trù phú, phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng thích hợp với loại hình du lịch “du khảo đồng quê”. Trong những năm qua, tỉnh Nam Định xác định vai trò quan trọng của di sản văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội, coi đây là nguồn lực, sức mạnh nội sinh góp phần phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 1857, Vua Tự Đức ban tặng cho làng cổ Dịch Diệp (nay là thôn Dịch Diệp, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) 4 chữ "Thiện tục khả phong" - nghĩa là làng Dịch Diệp có phong tục tốt đẹp.
Sau khi đánh thành Hà Nội lần 2 ngày 25/4/1882, quân Pháp tiếp tục thôn tính các thành khác ở Bắc Kỳ và mục tiêu quan trọng tiếp theo của chúng là thành Nam Định. Thành được xây dựng từ năm 1804 khá kiên cố, rộng 48 hec-ta, bao quanh bởi hào rộng, do nằm ở vị trí địa trí thuận lợi nên có nhiệm vụ trấn giữ bảo vệ một khu vực rộng lớn của đồng bằng Bắc Kỳ. Năm 1833, tường thành được xây nâng cao bằng gạch, hào được đào rộng tới 24m và sâu 2,5m.
Sau khi chiếm được thành Nam Định, quân Pháp tiếp tục chiến dịch xâm chiếm Bắc Kỳ với các trận đánh Cầu Giấy và Vọng, Phùng (ngày 18/6/1883), Bắc Ninh, Bắc Lệ (tháng 6/1883), Sơn Tây (tháng 12/1883). Với Hòa ước Harmand ký ngày 25/8/1883, triều đình nhà Nguyễn chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
Ít ai biết rằng, đền làng Dịch Diệp (thôn Dịch Diệp, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) hiện đang thờ 3 vị Thành hoàng làng sinh ra trong một gia đình, sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm và cùng làm tướng dẹp quân xâm lược.
Từ thời phong kiến, làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) - Quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh đã sáng danh là làng khoa bảng “Đệ nhất đất Việt” về số người đỗ đạt cao trong các kỳ thi Hương, thi Hội. Quê hương “địa linh, nhân kiệt” này cũng là miền quê giàu truyền thống yêu nước, cách mạng; có nhiều người giữ chức vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin