của đồng chí Trần Văn Công,
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hưng)
…
Kính thưa Đại hội!
Công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào việc xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển vể kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đối với huyện Nghĩa Hưng, công tác tôn giáo trong những năm qua có nhiều thuận lợi như: Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành của tỉnh. Mặt khác, tình hình KT-XH của huyện những năm qua có bước phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, tạo bước chuyển mới, bộ mặt nông thôn thay đổi ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những khó khăn: Là huyện ven biển có diện tích đất tự nhiên 254km2, dân số toàn huyện gần 20 vạn người, có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Trong đó Công giáo chiếm 49,8% dân số trong toàn huyện; có 124 nhà thờ với 34 linh mục đang làm mục vụ tại các xứ, họ. Đối với đạo Phật có 59 ngôi chùa với 73 tăng ni, 22 nghìn tín đồ phật tử quy y. Tín ngưỡng có 50 đền thờ các anh hùng dân tộc, 152 miếu, phủ; có 31 công trình tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước công nhận di tích lịch sử - văn hóa.
Từ tình hình trên, Huyện ủy, UBND huyện đã có những giải pháp đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như sau:
Một là, từ năm 2010 đến nay, hằng năm Ban Thường vụ Huyện ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác tôn giáo, xác định đây là nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, chính quyền; trước hết quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo.
- Huyện ủy thành lập BCĐ công tác tôn giáo do đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; các đồng chí Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch UBND huyện làm phó ban; các thành viên là lãnh đạo các ban xây dựng Đảng, các đoàn thể chính trị và thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước. BCĐ đã phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách trên các lĩnh vực và theo dõi các xã, thị trấn về hoạt động tôn giáo.
- UBND huyện thành lập tổ tư vấn tôn giáo của huyện do đồng chí Trưởng phòng Tư pháp làm tổ trưởng và các đồng chí Phó trưởng Công an, Trưởng phòng Công thương, Trưởng phòng Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện là thành viên để tham mưu giúp việc cho BCĐ tôn giáo của huyện.
Hai là, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện luôn quan tâm chỉ đạo việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản của Nhà nước, nhất là về lĩnh vực tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo tới cán bộ đảng viên, chức sắc và đồng bào có đạo trên địa bàn huyện. Hằng năm, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng tôn giáo cho lãnh đạo các phòng, ban, MTTQ, các đoàn thể và cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện tới cơ sở.
Ba là, các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm dành nhiều thời gian tiếp xúc, thăm hỏi, chúc mừng, giao lưu nhân ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc tới các chức sắc tôn giáo. Hằng năm, Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ huyện đã tổ chức các hội nghị, các buổi gặp mặt, giao lưu với các chức sắc tôn giáo; nhất là các vị mới được luân chuyển, bổ nhiệm về huyện làm mục vụ để tọa đàm, trao đổi, nghe lãnh đạo huyện thông báo về chủ trương phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh cũng như công tác tôn giáo của huyện; nghe các vị chức sắc trao đổi, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, tạo không khí cởi mở, hòa nhập. Vì vậy những năm qua KT-XH, an ninh trật tự vùng đồng bào có đạo có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, các tai tệ nạn xã hội ở vùng giáo giảm rõ rệt.
Từ những kết quả trong công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong những năm qua đã thực sự góp phần làm cho tình hình tôn giáo và các sinh hoạt, hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện luôn ổn định và diễn ra bình thường; các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc và đồng bào có đạo được quan tâm giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao trong đồng bào có đạo.
Tuy nhiên công tác vận động các chức sắc và tín đồ tôn giáo ở Nghĩa Hưng hiện vẫn còn đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là:
- Việc chấp hành pháp luật của một số chức sắc, tín đồ còn chưa nghiêm.
- Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp với các tổ chức tôn giáo ở một số địa phương còn hạn chế.
- Nhận thức chính trị của một số đồng bào có đạo còn thấp; một số cán bộ làm công tác tôn giáo chưa làm tốt công tác vận động quần chúng...
Kính thưa các vị đại biểu khách quý!
Kính thưa Đại hội!
Trong công tác vận động các chức sắc, tín đồ tôn giáo, Huyện ủy Nghĩa Hưng rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Vận động các chức sắc và tín đồ các tôn giáo là một việc làm khó cần phải kiên trì, khéo léo, chân tình, cởi mở trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau.
2. Công tác vận động phải tiến hành thường xuyên, có sự phối hợp và thống nhất hành động trong cả hệ thống chính trị. Nội dung vận động các chức sắc phải phù hợp với đặc thù của từng tôn giáo.
3. Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ từ huyện đến cơ sở trong công tác vận động các chức sắc và tín đồ tôn giáo.
Để làm tốt hơn nữa công tác tôn giáo trong những năm tới, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
1. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương tới cán bộ đảng viên, chức sắc và tín đồ các tôn giáo.
2. Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đội ngũ cán bộ cốt cán vùng đồng bào theo đạo. Thường xuyên sơ, tổng kết công tác tôn giáo gắn với nhiệm vụ chính trị.
3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; hằng năm tập huấn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức và khả năng vận động quần chúng cho cán bộ từ huyện đến cơ sở để luôn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong hình hình mới.
4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng có đông đồng bào có đạo.
5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước, MTTQ và các cấp, các ngành phát động.
…