Chỉ cần nhắc đến hai chữ “ung thư” thôi cũng khiến người ta rùng mình. Bởi nó rất khó chữa trị và gây đau đớn cho bệnh nhân. Mới đây, các nhà khoa học đã phát triển một loại kính áp tròng có khả năng phát hiện và thậm chí là có thể chữa khỏi ung thư.
Loại kính áp tròng mới có khả năng phát hiện và thậm chí là có thể chữa khỏi ung thư? |
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Yangzhi Zhu, một kỹ sư y sinh tại Viện Đổi mới Y sinh Terasak (Mỹ). Ông nói rằng sự phát triển mới "khá thú vị so với các kỹ thuật hiện tại khác trong lĩnh vực này."
Tuy nhiên, cho đến nay phát minh này mới chỉ được thử nghiệm trong các tế bào phòng thí nghiệm. Một khi được chứng minh an toàn, nó sẽ được thử nghiệm trên người.
Về cơ bản, kính áp tròng có thể phát hiện exosome có trong nước mắt. Exosome được coi là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của khối u ở đâu đó trong cơ thể.
Các thấu kính được trang bị một kháng thể có thể phát hiện và bám vào một kháng thể khác được tìm thấy trên các exosome. Khi hai kháng thể này kết hợp với nhau, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ.
Màu đỏ này cho thấy sự hiện diện của các tế bào khối u. Kết quả thu được rõ rệt đến mức chúng thậm chí có thể được nhìn thấy bằng mắt thường.
Phương pháp nhanh chóng và thuận lợi
Không cần phải nói, kỹ thuật này mang lại nhiều lợi thế. Trong khi các xét nghiệm máu tiêu chuẩn, sinh thiết hoặc chụp CT mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để đưa ra chẩn đoán, thì kính áp tròng cho kết quả chỉ trong vòng 30 phút.
Quá trình này cũng không gây đau đớn vì nó không yêu cầu bất kỳ phẫu thuật nào.
Thiết bị đầy hứa hẹn
Zhu và nhóm của ông hiện đang tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm trên thỏ. Các thí nghiệm mới có thể chứng minh độ an toàn của kính áp tròng và cho phép chúng được chấp thuận để thử nghiệm trên người.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, nhóm nghiên cứu hy vọng kính áp tròng sẽ không chỉ dừng lại ở thử nghiệm ung thư mà vươn xa hơn nữa, chẳng hạn như chẩn đoán các bệnh khác như một số bệnh tự miễn dịch nhất định. Một ngày nào đó, chúng thậm chí có thể được sử dụng để phân phối thuốc như một phương pháp điều trị bệnh chứ không phải là một công cụ chẩn đoán đơn giản.
Theo khoahoc.tv