Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp toàn thể IPU-138

08:03, 27/03/2018

* Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Hà Lan

Phiên họp toàn thể Đại hội đồng lần thứ 138 Liên minh Nghị viện Thế giới đã diễn ra sáng 25-3 (giờ địa phương) tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, với chủ đề “Giải pháp chính sách nhằm tăng cường cơ chế toàn cầu về người di cư và tị nạn”.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp này. Đây là phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng IPU-138.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới (IPU).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới (IPU).

Theo đặc phái viên TTXVN, mở đầu bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phiên họp Đại hội đồng lần thứ 138 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mà thế giới đang phải đối mặt, ảnh hưởng đến sự an toàn và cuộc sống của người dân, nhất là người di cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Nhắc lại những nỗ lực chung trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, với tinh thần không bỏ ai lại phía sau và với phương châm biến lời nói thành hành động, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, góp phần bảo vệ phẩm giá, quyền con người và các quyền tự do cơ bản của những người dân di cư, đồng thời phát huy tối đa những đóng góp của người dân di cư vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia, làm giàu thêm không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, tri thức cho các nước.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Do vậy, chúng ta đánh giá cao IPU trong nhiều năm qua đã nỗ lực tạo lập các chương trình, tuyên bố, điển hình là Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Tuyên bố Niu-oóc của Liên hợp quốc tháng 9-2016, và gần đây là Tuyên bố về di cư công bằng và nhân đạo của Đại hội đồng IPU-133 vào tháng 10-2015 để làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động này”.

Theo Chủ tịch Quốc hội, IPU với vai trò là tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới hiện nay cần tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác vì phát triển giữa các quốc gia, khuyến khích sự tham gia của Nghị viện các nước thành viên nhằm thúc đẩy các xu hướng tích cực, đại diện và bảo vệ quyền lợi của người dân, đồng thời đóng góp vào việc ứng phó các thách thức, rủi ro, đặc biệt trong vấn đề di cư. Về phần mình, các Nghị viện cũng cần phải đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng môi trường hòa bình an ninh quốc tế, khu vực thông qua việc yêu cầu các chính phủ giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững. 

Tại Phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ, trong tiến trình phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn chủ trương nhất quán bảo đảm để mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật và tạo điều kiện cho người dân có quyền di cư, dịch chuyển lao động để phát huy khả năng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, kết nối cộng đồng, bảo đảm phát huy quyền dân chủ, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chủ trương này được ghi nhận trong Hiến pháp, trong các văn bản pháp luật liên quan và được bảo đảm thực thi trên thực tế.

Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam ủng hộ các hoạt động di cư hợp pháp, nhất là di cư lao động, đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái pháp luật, đặc biệt là buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm di cư an toàn, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư trong suốt quá trình di cư, đặc biệt khi xảy ra tình trạng khủng hoảng.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng và tích cực tham gia vào các nỗ lực toàn cầu trong giải quyết vấn đề di cư phù hợp với trình độ phát triển, luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có việc xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc, thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chủ động tham gia cũng như thực hiện cam kết và các chương trình, hoạt động của Liên hợp quốc, đặc biệt là Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, đồng thời kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước”.

Nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ quan ngại về vấn đề người di cư bất hợp pháp, nhất là tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phụ nữ và trẻ em, theo Chủ tịch Quốc hội, để giải quyết những cuộc khủng hoảng di cư, cần phải tăng cường hợp tác ở mức độ toàn cầu, có sự tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ của các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế; đồng thời cho rằng, hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền cơ bản, hạnh phúc của con người ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới; đó là chìa khóa cho việc giải quyết tận gốc rễ các cuộc khủng hoảng hiện nay.

Để tăng cường cơ chế toàn cầu về vấn đề người di cư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một số đề xuất.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển bền vững, ngăn ngừa các mầm mống xung đột, tranh chấp; thúc đẩy khuôn khổ pháp lý quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép, buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia.

Cùng với đó, phát huy vai trò của các Nghị viện và các nghị sĩ trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, giám sát việc thực thi các chính sách, pháp luật của Chính phủ trong lĩnh vực này; bảo đảm đối xử công bằng, bình đẳng giữa mọi thành phần trong xã hội; không phân biệt đối xử hay kỳ thị, tạo điều kiện để hòa nhập xã hội, giúp những người di cư được hưởng các chính sách y tế, giáo dục, các chính sách an sinh xã hội và được tạo cơ hội tìm kiếm việc làm như người bản địa.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tăng cường giám sát việc triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững, bảo đảm tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau. Trong tiến trình này, vai trò của IPU, của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế là rất cần thiết trong việc ủng hộ, hỗ trợ các nghị viện thành viên triển khai các giải pháp chính sách trên thực tế.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần tăng cường đối thoại, hợp tác để phòng chống bạo lực cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, nghèo đói, bất bình đẳng trong xã hội dẫn đến những cuộc khủng hoảng người di cư như những năm gần đây.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ thúc đẩy các cơ chế hợp tác, quan hệ đối tác giữa các quốc gia với các tổ chức khu vực, quốc tế nhằm tạo nguồn lực, hỗ trợ tối đa các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi vấn đề di cư bất hợp pháp nhằm đưa ra các giải pháp bền vững.

Kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam cam kết sẽ luôn là thành viên có trách nhiệm, sẵn sàng cùng IPU và Nghị viện các nước thực hiện các nghị quyết, sáng kiến của IPU góp phần xây dựng hòa bình và phát triển bền vững vì lợi ích của nhân dân các nước trên thế giới.

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Hà Lan Kha-đi-da A-ríp, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu thăm chính thức Vương quốc Hà Lan từ ngày 26 đến 29-3-2018. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Hà Lan. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Hà Lan, trong bối cảnh, năm 2018, Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời, là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội nước ta và Nghị viện Hà Lan.

Thời gian qua, quan hệ giữa hai nước phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác Đối tác chiến lược thích ứng với Biến đổi khí hậu - Quản lý nước và Nông nghiệp bền vững - an ninh lương thực. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác thực chất, hiệu quả, trong đó ưu tiên một số lĩnh vực trọng điểm như thương mại - đầu tư, các lĩnh vực hợp tác đối tác chiến lược, dịch vụ hậu cần, cảng biển, dầu khí, đóng tàu.

Với những kết quả đạt được giữa hai nước, nhân chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 7-2017), hai bên nhất trí hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Hà Lan tiếp tục đà tăng trưởng. Hà Lan trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam tại EU. Tính đến hết năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 7,77 tỷ USD.

Đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam đứng thứ 11/126 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 8,17 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Hà Lan khoảng 27,1 triệu USD, cao gấp đôi so với mức bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Hà Lan của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Hà Lan. Góp phần thúc đẩy hợp tác của Việt Nam với Hà Lan trên các lĩnh vực; đồng thời mong muốn Nghị viện bạn ủng hộ sớm ký chính thức, phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Tại các cuộc gặp song phương, Chủ tịch Quốc hội sẽ thông tin với bạn về tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam; chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; Giới thiệu về hoạt động của Quốc hội Việt Nam; Đánh giá và trao đổi hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, biến đổi khí hậu, quản lý nước và nông nghiệp, năng lượng, cảng biển và dịch vụ hậu cần; trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ hai nước hướng tới thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hà Lan những năm qua được duy trì. Tuy vậy, trao đổi Đoàn hai bên còn hạn chế. Vì thế, việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Hà Lan là dịp để hai bên trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện của mỗi nước và các lĩnh vực quan tâm; thúc đẩy hợp tác trên các diễn đàn nghị viện đa phương mà Quốc hội hai nước là thành viên (IPU, ASEP…).

Chuyến thăm sẽ tạo cơ hội gắn bó, tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cộng đồng người Việt Nam ở Hà Lan; kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại hai nước. Có thể khẳng định, chuyến thăm này sẽ là dấu mốc mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hà Lan./.

Phiên họp toàn thể Đại hội đồng lần thứ 138 Liên minh Nghị viện Thế giới đã diễn ra sáng 25-3 (giờ địa phương) tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, với chủ đề “Giải pháp chính sách nhằm tăng cường cơ chế toàn cầu về người di cư và tị nạn”.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp này. Đây là phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng IPU-138.

Theo đặc phái viên TTXVN, mở đầu bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phiên họp Đại hội đồng lần thứ 138 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mà thế giới đang phải đối mặt, ảnh hưởng đến sự an toàn và cuộc sống của người dân, nhất là người di cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Nhắc lại những nỗ lực chung trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, với tinh thần không bỏ ai lại phía sau và với phương châm biến lời nói thành hành động, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, góp phần bảo vệ phẩm giá, quyền con người và các quyền tự do cơ bản của những người dân di cư, đồng thời phát huy tối đa những đóng góp của người dân di cư vào quá trình phát triển của mỗi quốc gia, làm giàu thêm không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, tri thức cho các nước.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Do vậy, chúng ta đánh giá cao IPU trong nhiều năm qua đã nỗ lực tạo lập các chương trình, tuyên bố, điển hình là Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Tuyên bố Niu-oóc của Liên hợp quốc tháng 9-2016, và gần đây là Tuyên bố về di cư công bằng và nhân đạo của Đại hội đồng IPU-133 vào tháng 10-2015 để làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động này”.

Theo Chủ tịch Quốc hội, IPU với vai trò là tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới hiện nay cần tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác vì phát triển giữa các quốc gia, khuyến khích sự tham gia của Nghị viện các nước thành viên nhằm thúc đẩy các xu hướng tích cực, đại diện và bảo vệ quyền lợi của người dân, đồng thời đóng góp vào việc ứng phó các thách thức, rủi ro, đặc biệt trong vấn đề di cư. Về phần mình, các Nghị viện cũng cần phải đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng môi trường hòa bình an ninh quốc tế, khu vực thông qua việc yêu cầu các chính phủ giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững. 

Tại Phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ, trong tiến trình phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn chủ trương nhất quán bảo đảm để mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật và tạo điều kiện cho người dân có quyền di cư, dịch chuyển lao động để phát huy khả năng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, kết nối cộng đồng, bảo đảm phát huy quyền dân chủ, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chủ trương này được ghi nhận trong Hiến pháp, trong các văn bản pháp luật liên quan và được bảo đảm thực thi trên thực tế.

Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam ủng hộ các hoạt động di cư hợp pháp, nhất là di cư lao động, đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái pháp luật, đặc biệt là buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm di cư an toàn, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư trong suốt quá trình di cư, đặc biệt khi xảy ra tình trạng khủng hoảng.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng và tích cực tham gia vào các nỗ lực toàn cầu trong giải quyết vấn đề di cư phù hợp với trình độ phát triển, luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có việc xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc, thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chủ động tham gia cũng như thực hiện cam kết và các chương trình, hoạt động của Liên hợp quốc, đặc biệt là Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, đồng thời kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước”.

Nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ quan ngại về vấn đề người di cư bất hợp pháp, nhất là tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phụ nữ và trẻ em, theo Chủ tịch Quốc hội, để giải quyết những cuộc khủng hoảng di cư, cần phải tăng cường hợp tác ở mức độ toàn cầu, có sự tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ của các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế; đồng thời cho rằng, hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền cơ bản, hạnh phúc của con người ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới; đó là chìa khóa cho việc giải quyết tận gốc rễ các cuộc khủng hoảng hiện nay.

Để tăng cường cơ chế toàn cầu về vấn đề người di cư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một số đề xuất.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển bền vững, ngăn ngừa các mầm mống xung đột, tranh chấp; thúc đẩy khuôn khổ pháp lý quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép, buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia.

Cùng với đó, phát huy vai trò của các Nghị viện và các nghị sĩ trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, giám sát việc thực thi các chính sách, pháp luật của Chính phủ trong lĩnh vực này; bảo đảm đối xử công bằng, bình đẳng giữa mọi thành phần trong xã hội; không phân biệt đối xử hay kỳ thị, tạo điều kiện để hòa nhập xã hội, giúp những người di cư được hưởng các chính sách y tế, giáo dục, các chính sách an sinh xã hội và được tạo cơ hội tìm kiếm việc làm như người bản địa.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tăng cường giám sát việc triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững, bảo đảm tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau. Trong tiến trình này, vai trò của IPU, của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế là rất cần thiết trong việc ủng hộ, hỗ trợ các nghị viện thành viên triển khai các giải pháp chính sách trên thực tế.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần tăng cường đối thoại, hợp tác để phòng chống bạo lực cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, nghèo đói, bất bình đẳng trong xã hội dẫn đến những cuộc khủng hoảng người di cư như những năm gần đây.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ thúc đẩy các cơ chế hợp tác, quan hệ đối tác giữa các quốc gia với các tổ chức khu vực, quốc tế nhằm tạo nguồn lực, hỗ trợ tối đa các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi vấn đề di cư bất hợp pháp nhằm đưa ra các giải pháp bền vững.

Kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam cam kết sẽ luôn là thành viên có trách nhiệm, sẵn sàng cùng IPU và Nghị viện các nước thực hiện các nghị quyết, sáng kiến của IPU góp phần xây dựng hòa bình và phát triển bền vững vì lợi ích của nhân dân các nước trên thế giới.

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Hà Lan Kha-đi-da A-ríp, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu thăm chính thức Vương quốc Hà Lan từ ngày 26 đến 29-3-2018. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Hà Lan. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Hà Lan, trong bối cảnh, năm 2018, Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời, là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội nước ta và Nghị viện Hà Lan.

Thời gian qua, quan hệ giữa hai nước phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác Đối tác chiến lược thích ứng với Biến đổi khí hậu - Quản lý nước và Nông nghiệp bền vững - an ninh lương thực. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác thực chất, hiệu quả, trong đó ưu tiên một số lĩnh vực trọng điểm như thương mại - đầu tư, các lĩnh vực hợp tác đối tác chiến lược, dịch vụ hậu cần, cảng biển, dầu khí, đóng tàu.

Với những kết quả đạt được giữa hai nước, nhân chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 7-2017), hai bên nhất trí hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Hà Lan tiếp tục đà tăng trưởng. Hà Lan trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam tại EU. Tính đến hết năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 7,77 tỷ USD.

Đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam đứng thứ 11/126 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 8,17 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Hà Lan khoảng 27,1 triệu USD, cao gấp đôi so với mức bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Hà Lan của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Hà Lan. Góp phần thúc đẩy hợp tác của Việt Nam với Hà Lan trên các lĩnh vực; đồng thời mong muốn Nghị viện bạn ủng hộ sớm ký chính thức, phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Tại các cuộc gặp song phương, Chủ tịch Quốc hội sẽ thông tin với bạn về tình hình kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam; chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; Giới thiệu về hoạt động của Quốc hội Việt Nam; Đánh giá và trao đổi hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, biến đổi khí hậu, quản lý nước và nông nghiệp, năng lượng, cảng biển và dịch vụ hậu cần; trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ hai nước hướng tới thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hà Lan những năm qua được duy trì. Tuy vậy, trao đổi Đoàn hai bên còn hạn chế. Vì thế, việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Hà Lan là dịp để hai bên trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện của mỗi nước và các lĩnh vực quan tâm; thúc đẩy hợp tác trên các diễn đàn nghị viện đa phương mà Quốc hội hai nước là thành viên (IPU, ASEP…).

Chuyến thăm sẽ tạo cơ hội gắn bó, tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cộng đồng người Việt Nam ở Hà Lan; kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại hai nước. Có thể khẳng định, chuyến thăm này sẽ là dấu mốc mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hà Lan./.

 

Theo TTXVN



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com