[links()]
Bản đồ Hoàng Sa
Chủ quyền của Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau 1975
Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774)
Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774) của Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh. Trong bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
(Nguồn: Hồng Đức bản đồ, tài liệu lưu trữ tại ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao).
Bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa do Nha Địa dư quốc gia Việt Nam
thực hiện và ấn hành năm 1974
Nguồn: Tập san Sử Địa số 29
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII do Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C) ấn hành
Khu vực Hoàng Sa được thể hiện trên các tuyến đường giao thương quốc tế lúc bấy giờ đã được người phương Tây coi là vị trí chiến lược trọng yếu.
Bản đồ hàng hải châu Âu (thế kỷ 15-16)
Thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hình cờ đuôi nheo.
Bản đồ Livro da marinharia - fm Pinto 1560
Thiên Nam lộ đồ thế kỷ XVII, bản đồ đường đi qua xứ Quảng Nam ghi rõ Bãi Cát Vàng ở ngoài biển phủ Quảng Ngãi và đoạn ghi chú về đường đi, sản vật, hoạt động quản lý của Chúa Nguyễn.
(Nguồn: Thiên Nam lộ đồ trong sách Thiên hạ bản đồ, kí hiệu A.2628, văn bản lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
Lược dịch phần ghi chú:
“Tại làng Kim Hộ, ở hai bên bờ sông có hai ngọn núi, mỗi ngọn có mỏ vàng do Nhà nước cai quản. Ngoài khơi, một quần đảo với những cồn cát dài, gọi là “Bãi Cát Vàng”, dài khoảng 400 lý và rộng 20 lý nhô lên từ dưới đáy biển, đối diện với bờ biển từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Vào mùa gió nồm Tây Nam, những thương thuyền từ nhiều quốc gia đi gần bờ biển thường bị đắm dạt vào những đảo này; đến mùa gió Đông Bắc, những thuyền đi ngoài khơi cũng bị đắm như thế. Tất cả những người bị đắm trôi dạt vào đảo, đều bị chết đói. Nhiều hàng hoá tích luỹ trên đảo.
Mỗi năm, vào tháng cuối của mùa đông, chúa Nguyễn đều cho một hạm đội gồm 18 thuyền đi ra đảo để thu thập những hoá vật, đem về được một số lớn vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm, ra tới đảo mất một ngày rưỡi, nếu đi từ Sa Kỳ thì chỉ mất nửa ngày”.
(Nguồn: Võ Long Tê, Les archipels de Hoàng Sa et de Trường Sa selon les anciens ouvrages vietnamiens d’histoire et de géographie, Sài Gòn, 1974, trang 39 và 40).
Bản đồ của Van - Langren (người Hà Lan) vẽ năm 1595
Bản đồ này vẽ hết sức phong phú, rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung Bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết nhất là sông Hồng. Đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella còn có bờ biển Costa da Pracel, ở đối diện với Pulocanton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Phía ngoài là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẽ như cờ đuôi nheo.
Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ 1735.
Khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền
(từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington DC, 1968).