Hoàng Sa - Vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

08:09, 26/09/2014

[links()]

(Tiếp theo kỳ trước)

Về mặt hình thái, đảo thường có cấu tạo 3 phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng.

- Đảo nổi được cấu tạo từ các vật liệu mảnh vụn san hô và sò ốc, có kích thước khác nhau. Độ cao trung bình của đảo thường không vượt quá 10m so với mực nước triều thấp nhất. Đa phần các đảo nổi hiện là những phần nhô cao của các bờ atoll bao quanh lagun (hồ nước lặng) hoặc là các hồ nước, ví dụ: Atoll Bông Bay, Đá Lồi, atoll Duy Mộng.

- Các bãi triều (thềm san hô) là hành lang bao quanh đảo có chiều rộng khác nhau từ vài chục đến vài trăm mét thậm chí hàng nghìn mét. Khi triều cao bề mặt bãi thường ngập sâu dưới nước từ 1,0-1,9m và chúng chỉ lộ ra khi triều kiệt. Bề mặt bãi tương đối thoải, có độ dốc nghiêng từ chân đảo ra phía biển. Hệ thống lạch triều ít phát triển vì thành phần vật chất cấu tạo bề mặt chủ yếu là các vật liệu thô cuội, sỏi, tảng, nhiều nơi xuất hiện các bề mặt mài mòn. Bãi triều đóng vai trò là một hành lang chắn sóng, làm giảm năng lượng của sóng khi truyền từ biển khơi vào chân đảo.

- Sườn bờ ngầm của các đảo thể hiện rất khác nhau, những đảo riêng biệt như Tri Tôn, Đá Bắc, Đá Tây, Đá Nam, ngoài diện tích bãi triều hẹp là chuyển tiếp đột ngột xuống biển sâu 1.000-1.500m bằng một vách dốc 20-45o hoặc hơn. Đối với các đảo là các atoll điển hình như Đá Lồi, Bông Bay, sườn bờ ngầm phía trong của atoll bao giờ cũng thoải hơn sườn phía biển khơi. Các hồ nước nông bên trong atoll có độ sâu thường từ 5-50m có nơi 70m là nơi tích tụ các sản phẩm phá huỷ của đảo và do đó sườn bờ ngầm có xu hướng giảm dần độ dốc xuống đáy hồ.

- Hồ nước nông hay là vụng nước nông được hình thành do các đảo san hô tạo thành các ám tiêu san hô vòng ngăn cách với biển, hoặc chúng chỉ thông với biển bằng các cửa hẹp.

Ở quần đảo Hoàng Sa, hồ nước nông thường có độ sâu từ 5-50m, diện tích các hồ lớn gấp từ 3-5 lần đảo nổi. Hồ quanh đảo Hữu Nhật có diện tích tới 150ha. Do tính chất cô lập với biển khơi nên các hồ và vụng thường lặng sóng, sự trao đổi nước giữa hồ, vụng với biển khơi thông qua cửa thoát triều.           

III. Điều kiện tự nhiên:

Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng 2.400-2.600 giờ/năm, trong đó mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) có thời gian chiếu sáng khoảng 1.300 giờ, lớn hơn so với mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4). Trong các tháng mùa hè, thời gian chiếu sáng ở quần đảo Hoàng Sa luôn lớn hơn ở quần đảo Trường Sa.

Nhiệt độ không khí ở vùng biển Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 22o-24oC trong tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28,5o-29oC trong tháng 6, 7 và giảm từ từ tới 25oC vào tháng 12. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là 5,5oC-6oC.

Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Vào mùa hè hướng gió Tây Nam chiếm ưu thế 57%, các hướng gió Tây, Nam, Đông - Nam khoảng 10-12%. Các hướng gió Đông, Đông - Bắc và Bắc đều xuất hiện với tần suất thấp. Vận tốc gió trong mùa hè trung bình 5-7m/s. Trong mùa đông gió Đông - Bắc chiếm ưu thế với tần suất 48-50% và tốc độ 7-10m/s. Hướng gió Bắc có tần suất 27-30% và tốc độ 7-10m/s. Các hướng gió Đông, Đông Nam, Nam và Tây Bắc đều xuất hiện trong mùa đông với tần suất thấp và vận tốc cực đại đạt 7-10m/s.

Quần đảo Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng.
Quần đảo Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng.

Lượng mưa trung bình nằm ở quần đảo Hoàng Sa khoảng 1.200-1.600mm, thấp hơn nhiều so với mưa ở vùng đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền. Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa trung bình hằng tháng 100-200mm, đạt 200-400mm trong tháng 10. Lượng mưa trung bình trong mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200-300mm với lượng mưa hằng tháng 20-25mm (tháng 1, 2, 3) và đạt đến 50-100mm trong tháng 12 đến tháng 4.

Độ ẩm tương đối trung bình ở Hoàng Sa 80-85% và hầu như không bị biến động nhiều theo mùa. Các quan sát cho thấy trong các tháng 1 (đặc trưng cho mùa đông), tháng 7 (đặc trưng của mùa hè), tháng 4 và tháng 10 (các thời kỳ chuyển tiếp), độ ẩm tương đối đều không đổi và bằng 80-85%.

So với quần đảo Trường Sa thì Hoàng Sa nằm gần đại lục hơn và vì vậy các trường sóng, gió chịu ảnh hưởng của địa hình các lục địa. Trong mùa đông, sóng Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất 70-72% với độ cao cực đại đạt tới 4-6m. Các hướng sóng Đông và Bắc có tần suất 10-15% và có độ cao cực đại 3-4m. Trong mùa hè, hướng sóng Tây - Nam chiếm ưu thế, 53-55%. Độ cao sóng 3-4m, chiếm 12% và cực đại 4-6m, chiếm 1-2%. Sóng hướng Nam chiếm 23-25% và có độ cao cực đại 3-4m. Các hướng sóng khác có tần suất thấp và độ cao nhỏ hơn 3-4m.

Trong các thời kỳ chuyển đổi mùa, tháng 4 và tháng 10, trong khi ở quần đảo Trường Sa, sóng Đông Bắc có tần suất giảm xuống 20-25% thì ở Hoàng Sa hướng sóng này vẫn chiếm ưu thế 50-60% và độ cao sóng vẫn có thể đạt tới 4-5m.

Đặc điểm phân bố của trường nhiệt đã được nghiên cứu theo diện và theo chiều sâu. Vào mùa hè, nhiệt độ nước biển bề mặt thay đổi trong giới hạn 29oC.

Mùa đông, trong dải độ sâu 0-10m trường nhiệt ít biến động với các giá trị 25oC-26oC.

Trong mùa hè độ mặn nước biển bề mặt ở vùng quần đảo Hoàng Sa biến đổi phức tạp với các giá trị lớn hơn 34%o.

Trong mùa đông, ở tầng sâu 0-10m độ mặn nước biển có xu hướng tăng dần từ Đông sang Tây, từ các giá trị 33%o-34%o. Độ mặn nước biển tăng dần theo độ sâu đạt các giá trị 33,9%o-34%o và 34,5%o-34,6%o ở các độ sâu 50 và 100m. Dưới những độ sâu này, từ 100 đến 300m, độ mặn ít biến đổi và ổn định trong giới hạn 34,5%o-34,7%o. Đồng thời trên hầu hết các tầng sâu xu hướng tăng dần độ mặn từ Đông sang Tây cũng luôn được thể hiện.

IV. Danh sách các đảo, đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa

STT

Tên gọi

Toạ độ địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đảo Đá Bắc

17o06’00”

111o30’08”

2

Đảo Hoàng Sa

1632’00”

111o36’07”

3

Đảo Hữu Nhật

1630’03”

111o44’04”

4

Đảo Duy Mộng

16o 27’06”

111o44’04”

5

Đảo Quang Hòa

1626’09”

111o42’07”

6

Đảo Quang Ảnh

16o27’00”

111o30’08”

7

Đảo Bạch Quy

16o03’05”

111o46’09”

8

Đảo Tri Tôn

15o47’02”

111o11’08”

9

Bãi ngầm Ốc Tai Voi

15o44’00”

112o14’01”

10

Đảo Ốc Hoa

16o34’00”

111o40’00”

11

Đảo Ba Ba

16o33’08”

111o41’05”

12

Đảo Lưỡi Liềm

16o30’05”

111o46’02”

13

Đá Hải Sâm

16o28’00”

111o35’05”

14

Đá Lồi

16o15’00”

111o41’00”

15

Đá Chim Én

16o20’08”

112o02’06”

16

Bãi Xà Cừ

16o34’09”

111o42’09”

17

Bãi Ngự Bình

16o27’05”

111o39’00”

18

Đảo Phú Lâm

16o50’02”

112o20’00”

19

Đảo Linh Côn

16o40’03”

112o43’06”

20

Đảo Cây

16o59’00”

112o15’09”

21

Đảo Trung

16o57’06”

112o19’01”

22

Đảo Bắc

16o58’00”

112o18’03”

23

Đảo Nam

16o57’00”

112o19’07”

24

Đảo Đá

16o50’09”

112o20’05”

25

Đá Trương Nghĩa

16o58’06”

112o15’04”

26

Đá Sơn Kỳ

16o34’06”

111o41’00”

27

Đá Trà Tây

16o32’08”

111o42’08”

28

Đá Bông Bay

16o02’00”

112o30’00”

29

Bãi Bình Sơn

16o46’06”

112o13’02”

30

Bãi Đèn Pha

16o32’00”

111o36’00”

31

Bãi Châu Nhai

16o19’06”

112o25’04”

32

Cồn Cát Tây

16o58’09”

112o12’03”

33

Cồn Cát Nam

16o55’00”

112o20’05”

34

Hòn Tháp

16o34’08”

112o38’06”

35

Bãi cạn Gò Nổi

16o49’07”

112o53’04”

36

Bãi Thuỷ Tề

16o32’00”

112o39’09”

37

Bãi Quang Nghĩa

16o19’04”

112o41’01”

(Còn nữa)



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com