về Xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ giai đoạn 2011-2015
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Quan điểm chỉ đạo
- Xây dựng Khu kinh tế (KKT) Ninh Cơ theo định hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
- Xây dựng KKT Ninh Cơ phải đảm bảo mang lại hiệu quả tổng hợp và bền vững về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường. Từng bước xây dựng hoàn chỉnh các tuyến phòng thủ ven biển gắn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh vùng biển.
- Xây dựng KKT Ninh Cơ thành Khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với phát triển các đô thị ven biển của tỉnh.
Xây dựng và phát triển KKT Ninh Cơ thành KKT động lực, có tác động thúc đẩy, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Hình thành Trung tâm công nghiệp với kỹ thuật công nghệ cao, có hệ thống cảng và dịch vụ vận tải sông biển và các ngành du lịch, thương mại phát triển.
2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 - 2015
- Hoàn thành các thủ tục phê duyệt thành lập KKT Ninh Cơ và Ban Quản lý KKT Ninh Cơ, phê duyệt quy hoạch chung KKT Ninh Cơ.
- Chuẩn bị các điều kiện để đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới một số dự án sản xuất, dịch vụ: Nhà máy đóng tàu Thịnh Long, Nhà máy nhiệt điện Nam Định (giai đoạn 1), Tổng kho dầu khí, một số dự án công nghiệp chế biến...
- Nâng cấp và đưa vào hoạt động có hiệu quả các cảng hiện có, xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng cảng nước sâu.
- Tích cực chuẩn bị và tiến hành cải tạo, nâng cấp và đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng khi đủ điều kiện: Tiếp tục nâng cấp đê biển, khai thông luồng lạch cửa sông Ninh Cơ, sông Đáy; xây dựng đường bộ ven biển và các điểm vượt sông, các dự án phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật thuộc các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nâng cấp và đưa vào hoạt động có hiệu quả các cảng hiện có, triển khai đầu tư xây dựng cảng nước sâu, đường bộ ven biển, cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, tuyến đường đê ven biển, các tuyến đường trong KKT. Quy hoạch và xây dựng bến xe, bãi đỗ xe… Triển khai đầu tư cải tạo luồng 2 sông lớn là sông Đáy, sông Ninh Cơ và cửa Lạch Giang...
Xây dựng Nhà máy nước sạch cho KKT. Thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường bằng các nguồn vốn.
Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo giảm đến mức tối đa nguồn nước ô nhiễm môi trường. Xây dựng khu xử lý rác thải và nhà máy xử lý rác thải sử dụng công nghệ tiên tiến. Các cơ sở sản xuất trong KKT phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện chương trình nâng cấp đê biển.
Bổ sung trạm cấp điện, cải tạo, nâng cấp lưới điện khu vực, trạm biến áp phân phối. Hoàn thiện cải tạo lưới điện giai đoạn I, triển khai lập dự án giai đoạn II đảm bảo yêu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng.
3.2. Phát triển công nghiệp
Phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư lớn với dự án đầu tư phù hợp vào KKT làm cơ sở thúc đẩy thu hút đầu tư của KKT. Phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Giai đoạn 2011-2015, tập trung khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nam Định công suất 2.400MW (giai đoạn 1); hoàn thiện dự án Nhà máy đóng tàu Thịnh Long... Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các ngành luyện thép, sản xuất thiết bị điện và thiết bị máy thuỷ, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp phụ trợ khác.
3.3. Phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ
Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại như hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm qua chế biến.
Đa dạng các loại hình vận tải hàng hoá và hành khách. Khuyến khích các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải; quy hoạch và xây dựng hệ thống kho bãi, bến bãi và phát triển các dịch vụ vận tải đường sông, pha sông biển và biển.
Nâng cấp kết cấu hạ tầng khu du lịch Thịnh Long, và xây dựng khu du lịch Rạng Đông theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của KKT. Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Phát huy các lợi thế, đặc thù về sản phẩm du lịch, hình thành tua, tuyến du lịch giữa KKT với các địa phương khác.
Thu hút các tổ chức tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính, mở rộng và phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Phát triển các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Từng bước xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của KKT.
3.4. Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch để hình thành khu sản xuất nông sản, hải sản, thực phẩm sạch có giá trị cao để phục vụ tại chỗ và xuất khẩu gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông nghiệp và thủy sản.
Phát triển trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, hình thành vành đai cây xanh cho KKT.
3.5. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội
Xây dựng và nâng cấp Trường dạy nghề đào tạo cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật cho KKT. Có chính sách ưu đãi để thu hút các chuyên gia và lao động kỹ thuật giỏi trong và ngoài nước đến làm việc tại KKT.
Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội phù hợp với sự phát triển của KKT, trong đó chú trọng xây dựng các cơ sở như: Nhà văn hóa trung tâm, đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Nghĩa Bình, xây dựng các cơ sở luyện tập thi đấu thể thao, kiên cố hoá, chuẩn hoá hệ thống trường lớp học...
Xây dựng kế hoạch và lộ trình xúc tiến đầu tư vào KKT, trong đó tập trung quảng bá các lợi thế cạnh tranh của tỉnh nói chung và KKT nói riêng, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, định hướng tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế có tính chất then chốt, động lực cho sự phát triển của KKT. Bên cạnh các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tập trung thu hút các dự án lớn, ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, xúc tiến đầu tư các dự án giao thông, kết cấu hạ tầng theo quy hoạch phát triển của KKT. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và quy chế thực hiện xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
4.2. Huy động các nguồn vốn đầu tư cho KKT
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn từ quỹ đất, vốn tín dụng ưu đãi, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn BT, BOT, trái phiếu...
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào KKT trong các lĩnh vực: Đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng và đô thị, phát triển công nghiệp, cảng biển, thương mại, tài chính, dịch vụ, du lịch, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, đào tạo, y tế, nhà ở, xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
4.3. Xây dựng các cơ chế chính sách phát triển
Thực hiện tốt các cơ chế chính sách Nhà nước đã ban hành. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới một số cơ chế chính sách của tỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của KKT để khuyến khích các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có công nghệ cao vào KKT.
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật để giao đất có hạ tầng đồng bộ cho nhà đầu tư theo giá ưu đãi nhằm tạo sự hấp dẫn đầu tư vào KKT. Nhà đầu tư thực hiện dự án cần ưu tiên tuyển chọn, tiếp nhận lao động tại địa phương đã qua đào tạo và con em các hộ gia đình được thu hồi đất thực hiện dự án.
4.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; quảng bá về KKT
Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xét duyệt, thẩm định đầu tư, quy định rõ thời gian đối với từng khâu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công khai danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các thủ tục đầu tư đảm bảo thông thoáng, nhanh, gọn, đúng quy trình và chính xác.
Công khai quy hoạch phát triển KKT Ninh Cơ và danh sách nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án trên các phương tiện thông tin và Trang thông tin điện tử của tỉnh.
Thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp phép trong KKT để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết; hàng năm tổ chức sơ kết và 5 năm tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
2. Cấp uỷ các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Các huyện uỷ Hải Hậu và Nghĩa Hưng xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trong phạm vi địa phương mình; tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội cho các dự án triển khai đầu tư trên địa bàn.
3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tham gia thực hiện tốt Nghị quyết.
4. Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết và thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Nghị quyết này được phổ biến đến chi bộ đảng.
BÍ THƯ
(Đã ký)
Phạm Hồng Hà