tỉnh Nam Định năm 2011
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này “Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nam Định năm 2011”.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND thông qua, được áp dụng trong năm ngân sách 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới 2011-2015 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 3. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và chế độ chính sách mới của Nhà nước thì UBND thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh vào kỳ họp gần nhất.
Điều 4. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Nam Định khóa XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua.
I. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các sở, ban, ngành, các đơn vị thuộc tỉnh:
1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể:
Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm
Số biên chế |
Định mức phân bổ năm 2011 |
- Trên 70 biên chế |
65 |
- Từ 61 đến 70 biên chế |
66 |
- Từ 51 đến 60 biên chế |
68 |
- Từ 41 đến 50 biên chế |
70 |
- Từ 31 đến 40 biên chế |
72 |
- Dưới 31 biên chế |
75 |
1.1. Định mức phân bổ nêu trên:
- Đã bao gồm: Tiền lương và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng; các khoản chi nghiệp vụ và các khoản mua sắm, sửa chữa thường xuyên; kinh phí chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng theo Quyết định số 84/QĐ-TW ngày 1-10-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kinh phí để chi chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên của các sở, ban, ngành theo Quyết định số 169-QĐ/TW ngày 24-6-2008 của Ban Chấp hành Trung ương; kinh phí trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng của cơ quan đơn vị theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ.
- Không bao gồm các nhiệm vụ chi: Thực hiện nhiệm vụ đột xuất, mua sắm tài sản cố định có số lượng hoặc có giá trị lớn, nâng cấp cơ sở vật chất quy mô lớn; kinh phí chi cho các nhiệm vụ này thực hiện theo quyết định cụ thể, các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí đảm bảo hoạt động cơ quan Đảng cấp tỉnh theo Quy định số 3115-QĐ/VPTW ngày 4-8-2009 của Văn phòng Trung ương Đảng; kinh phí để chi chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên của Tỉnh ủy, các Đảng ủy khối theo Quyết định số 169-QĐ/TW ngày 24-6-2008 của Ban Chấp hành Trung ương; kinh phí chi phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên nghề đối với thanh tra viên, kiểm tra Đảng và trang phục.
1.2. Đối với dự toán chi của Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban Đảng, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội được tính theo định mức chung và các nhiệm vụ chi đặc thù của các cơ quan này.
1.3. Ngoài định mức trên, các cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh Nam Định, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Kiểm lâm và cán bộ làm công tác thanh tra của các sở, ban, ngành được tính bổ sung kinh phí chi phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên nghề và trang phục theo quy định.
2. Định mức phân bổ dự toán chi các sự nghiệp do tỉnh quản lý:
- Định mức phân bổ dự toán chi đối với các hoạt động sự nghiệp, ngoài chi lương và các khoản có tính chất lương, phân bổ dự toán chi ngân sách cho hoạt động của ngành, đơn vị đảm bảo không thấp hơn so với dự toán năm 2010; tăng chi cho các hoạt động, nhiệm vụ giao thêm, nhiệm vụ mới, biên chế tăng thêm và tăng bình quân chung theo khả năng ngân sách năm 2011.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mức kinh phí ngân sách cấp để chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí và các nguồn thu khác của mình để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
- Đối với chi sự nghiệp giáo dục: Đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…) tối đa 80%; chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí được để lại chi theo chế độ).
Bố trí kinh phí sự nghiệp giáo dục để thực hiện các đề án phát triển giáo dục của tỉnh; đối ứng chương trình mục tiêu theo quy định của Trung ương; chi thưởng thi đua toàn ngành theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ; kinh phí tăng cường cơ sở vật chất các trường học…
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành có trách nhiệm công khai, minh bạch mức kinh phí cấp cho đơn vị trực thuộc.
II. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các huyện, thành phố:
1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính:
1.1. Chi quản lý hành chính cấp huyện:
Định mức phân bổ dự toán ngân sách chi quản lý hành chính bao gồm: Quản lý Nhà nước, kinh phí Đảng, đoàn thể ở cấp huyện là: 70 triệu đồng/biên chế/năm;
a, Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng; chi nghiệp vụ và các khoản mua sắm, sửa chữa thường xuyên; kinh phí chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng theo Quyết định số 84-QĐ/TW ngày 01-10-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kinh phí trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng của cơ quan đơn vị theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ.
b, Định mức nêu trên không bao gồm các nhiệm vụ chi mua sắm tài sản cố định có số lượng lớn hoặc giá trị lớn, nâng cấp cơ sở vật chất quy mô lớn.
c, Ngoài định mức trên, tính bổ sung kinh phí đảm bảo hoạt động của huyện ủy, thành ủy theo Quy định 788-QĐ/TU ngày 5-11-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kinh phí để chi chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên theo Quyết định số 169-QĐ/TW ngày 24-6-2008 của Ban Chấp hành Trung ương và các chế độ đặc thù của các cơ quan huyện ủy, thành ủy, HĐND thành phố Nam Định, UBND các huyện, thành phố; kinh phí phụ cấp ưu đãi, thâm niên nghề, trang phục của cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra theo tiêu chí dân số như sau:
1.2. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính ở cấp xã:
a, Định mức phân bổ dự toán ngân sách chi quản lý hành chính bao gồm: Quản lý Nhà nước, HĐND, kinh phí Đảng, đoàn thể chính trị xã hội cấp xã (chưa bao gồm cán bộ không chuyên trách) được tính như sau:
+ Tiền lương, có tính chất lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của cán bộ và công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ; kinh phí hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng theo Quyết định số 84-QĐ/TW ngày 1-10-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kinh phí để chi chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên theo Quyết định số 169-QĐ/TW ngày 24-6-2008 của Ban Chấp hành Trung ương; chi phụ cấp đại biểu và hoạt động của HĐND xã, thị trấn; chi nghiệp vụ và các khoản mua sắm, sửa chữa thường xuyên;
+ Kinh phí cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn theo Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT-BTC-UBTWMTTQVN-TLĐLĐ ngày 12-5-2003 của Bộ Tài chính, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Kinh phí đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của quản lý hành chính cấp xã.
b, Ngoài định mức trên, tính bổ sung kinh phí thực hiện phụ cấp của cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, xóm, tổ dân phố theo mức quy định tại Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 30-7-2010 của UBND tỉnh. Bố trí đủ 100% kinh phí chi phụ cấp cho cán bộ là thường trực MTTQ, Ban thường vụ các đoàn thể chính trị cấp xã (phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên); trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân ở thôn (xóm), tổ dân phố theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22-9-2008 của Tỉnh ủy và Quyết định 2783/QĐ-UBND ngày 19-12-2008 của UBND tỉnh.
c, Định mức trên không bao gồm các nhiệm vụ chi mua sắm tài sản cố định có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn, nâng cấp cơ sở vật chất quy mô lớn.
2. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục:
2.1 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục cấp huyện:
a, Đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…) của các trường tối đa là 80%; chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương của các trường đảm bảo tối thiểu là 20%.
b, Hỗ trợ tiền lương và tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên mầm non ngoài biên chế; hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các trường mầm non công lập ở các xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 18B/2010/QĐ-UBND ngày 1-9-2010 của UBND tỉnh.
c, Bố trí kinh phí chi sự nghiệp giáo dục cho các huyện, thành phố để chi khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ, chi tuyển mới giáo viên và tăng lương định kỳ của giáo viên các cấp học; kinh phí mua sách pháp luật, đưa tin học vào nhà trường; sửa chữa thường xuyên… cho các trường công lập theo mức bình quân: 10 triệu đồng/trường mầm non; 20 triệu đồng/trường tiểu học và 30 triệu đồng/trường trung học cơ sở.
2.2. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục cho ngân sách xã, phường, thị trấn theo mức bình quân 70 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
a, Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội cấp huyện theo tiêu chí dân số: 6.000 đồng/người dân/năm để chi cho các nhiệm vụ đảm bảo xã hội, cứu trợ không thường xuyên; kinh phí hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình và cộng đồng thuộc diện miễn giảm mức đóng góp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 2-11-2004; công tác xã hội khác trên địa bàn cấp huyện.
b, Ngoài định mức phân bổ theo dân số nêu trên, chi đảm bảo xã hội được tính bổ sung kinh phí theo chế độ quy định cho các nhiệm vụ sau:
- Kinh phí chi trợ giúp thường xuyên, mai táng phí cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định 13/NĐ-CP của Chính phủ.
- Kinh phí chi mai táng phí đối với cựu chiến binh theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12-12-2006 của Chính phủ và đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 8-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Kinh phí để chi thăm hỏi, động viên các gia đình thuộc diện chính sách (gia đình: liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, người có công,…) vào ngày lễ, ngày tết theo mức bình quân 240.000 đồng/gia đình/năm.
- Kinh phí đảm bảo cho trung tâm bảo trợ xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội của huyện.
6.2 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội cấp xã bình quân 50 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm để chi các nhiệm vụ đảm bảo xã hội trên địa bàn do cấp xã đảm nhận, chi mai táng phí cho cán bộ xã nghỉ việc,…
Ngoài định mức trên, tính kinh phí để thực hiện chi phụ cấp hàng tháng và mua thẻ BHYT đối với cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20-6-1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
7. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin:
7.1 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin đối với ngân sách huyện, thành phố theo tiêu chí dân số:
7.2 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin đối với ngân sách cấp xã bình quân 35 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
Ngoài định mức trên bổ sung kinh phí để thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Ban công tác Mặt trận chủ trì; mỗi thôn, xóm, tổ dân phố: 4 triệu đồng.
8. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp phát thanh truyền thanh:
8.1 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp phát thanh truyền thanh cấp huyện theo tiêu chí dân số là 3.270 đồng/người dân/năm.
Ngoài định mức trên các huyện có trạm phát lại sóng truyền hình được tính bổ sung 100 triệu đồng/huyện/năm để chi xây dựng chương trình và sửa chữa thiết bị.
8.2 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp phát thanh truyền thanh cấp xã bình quân 15 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
Ngoài định mức trên, tính kinh phí chi trả phụ cấp cho cán bộ Đài phát thanh xã theo mức quy định tại Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 30-7-2010 của UBND tỉnh.
9. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao:
9.1 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao đối với ngân sách cấp huyện theo tiêu chí dân số là 1.500 đồng/người dân/năm; Đối với thành phố Nam Định là 1.700 đồng/người dân/năm.
9.2 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao đối với ngân sách cấp xã bình quân 10 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
10. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế:
10.1 Đối với ngân sách cấp huyện:
a, Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:
Tên sự nghiệp |
Định mức phân bổ |
1. Sự nghiệp nông lâm thủy lợi |
5.500 |
2. Sự nghiệp giao thông |
5.600 |
3. Sự nghiệp kiến thiết thị chính |
20.000 |
4. Sự nghiệp kinh tế khác: - Đối với TP Nam Định - Đối với các huyện |
6.000 4.280 |
Đối với sự nghiệp nông lâm thủy lợi tính theo dân số (riêng thành phố Nam Định tính theo dân số nông thôn); sự nghiệp kiến thiết thị chính phân bổ theo dân số đô thị.
b, Ngoài định mức trên, tính bổ sung cho các nhiệm vụ sau:
- Kinh phí để chi quản lý, cải tạo vùng đất bãi bồi ven biển phân bổ theo số nộp tiền thuê mặt đất, mặt nước khu vực bãi bồi ven biển năm 2010.
- Kinh phí phòng chống bão lụt cho 3 huyện giáp biển là Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng.
- Kinh phí thị chính để sửa chữa và trả tiền điện thắp sáng đối với các huyện có đường quốc lộ đi qua.
- Kinh phí chi sự nghiệp thị chính của thành phố Nam Định để bảo vệ công viên, chăm sóc cây xanh, tu sửa hè cống, quản lý nghĩa trang…
10.2 Đối với ngân sách cấp xã:
- Sự nghiệp nông lâm thủy lợi bình quân 75 triệu đồng/xã, thị trấn/năm (bao gồm có 02 phường của TP Nam Định); trong đó đã bố trí kinh phí hoạt động của Ban nông nghiệp xã, phường là 20 triệu đồng/năm.
Đối với 18 phường còn lại của thành phố Nam Định là 20 triệu đồng/phường/năm.
- Sự nghiệp giao thông bình quân 70 triệu đồng/xã, thị trấn/năm.
- Sự nghiệp thị chính bình quân 100 triệu đồng/thị trấn/năm. Riêng thị trấn Quất Lâm và thị trấn Thịnh Long mỗi đơn vị là 200 triệu đồng.
- Sự nghiệp kinh tế khác bình quân 10 triệu đồng/xã, phường,thị trấn/năm.
11. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp hoạt động môi trường:
11.1 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp hoạt động môi trường cấp huyện:
a, Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 3.000 đồng/người dân/năm;
b, Định mức tính theo giá trị sản xuất công nghiệp được tính bình quân là 445 đồng/1 triệu đồng giá trị sản xuất công nghiệp.
c, Ngoài định mức phân bổ trên, thành phố Nam Định được bổ sung kinh phí để chi hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, quản lý chất thải… của đô thị Trung tâm vùng.
11.2 Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp hoạt động môi trường cấp xã, bình quân mỗi xã 50 triệu đồng/năm; phường, thị trấn 70 triệu đồng/năm.
Riêng khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long phân bổ thêm mỗi đơn vị 100 triệu đồng/năm.
12. Định mức phân bổ dự toán chi quốc phòng:
12.1 Định mức phân bổ dự toán chi quốc phòng cấp huyện:
a, Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 1.700 đồng/người dân/năm.
b, Bổ sung cho các huyện ven biển để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là 100 triệu đồng/huyện…
Định mức trên bao gồm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng do ngân sách cấp huyện đảm nhận như: chi thực hiện nhiệm vụ xây dựng và lực lượng dự bị động viên; thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển quân…
12.2 Định mức phân bổ dự toán chi quốc phòng cấp xã bình quân 35 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
Ngoài định mức trên, bổ sung kinh phí chi trả phụ cấp cho các đối tượng theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ và Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 2-11-2004 của Chính phủ.
b, Bổ sung cho các huyện ven biển, huyện có tỷ lệ đồng bào Công giáo trên 20% là 80 triệu đồng/huyện/năm.
13.2 Định mức phân bổ dự toán chi an ninh cấp xã bình quân 50 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm; đã bao gồm chi trang phục của công an xã theo Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 7-9-2009 của Chính phủ.
Ngoài định mức trên, bổ sung kinh phí chi phụ cấp cho công an thường trực, bảo vệ dân phố theo định mức quy định tại Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 30-7-2010 của UBND tỉnh.
14. Đối với những địa phương có dân số thấp:
Đối với các huyện có dân số dưới 100 nghìn dân được phân bổ thêm 20% và những huyện có dân số từ 100-150 nghìn dân được phân bổ thêm 10% số chi tính theo định mức dân số nêu trên.
15. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên khác:
15.1 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên khác ngân sách cấp huyện phân bổ theo tỷ trọng (bằng 0,2%) tổng các khoản chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên (từ mục 1 đến mục 14).
15.2 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên khác ngân sách cấp xã bình quân 7 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
16. Dự phòng ngân sách:
Mức dự phòng cho ngân sách cấp huyện, cấp xã là 2% so với tổng chi cân đối ngân sách.
Trên đây là định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nam Định áp dụng cho năm ngân sách 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới 2011-2015 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước./.
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Lương Bằng