Năm 2014, Thành phố Hà Nội xảy ra 6 sự cố về đê và 1 sự cố về kè. Hiện Thành phố Hà Nội vẫn còn 19 vị trí sạt lở và công trình hư hỏng cần được sửa chữa. Tình trạng vi phạm hành lang đê điều, tập kết vật liệu xây dựng, xe tải trọng lớn chạy trên mặt đê vẫn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, tình trạng tàu thuyền hút cát trái phép diễn ra còn rất phổ biến, là một trong nguyên nhân chính làm thay đổi dòng chảy, gây nguy cơ sạt lở đê điều.
Để chủ động triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai năm nay, Thành phố Hà Nội chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, triển khai bố trí kinh phí, đảm bảo các điều kiện để thực hiện phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” ngay từ trước mùa mưa bão; tổ chức tập huấn, thực hành triển khai các phương án xử lý sự cố do thiên tai gây ra ngay từ giờ đầu nhằm đảm bảo an toàn về công trình và an toàn tài sản, tính mạng nhân dân.
Bình Dương: Tập trung xây nhà ở xã hội cho người lao động
Được khởi công từ tháng 2-2012, đến nay, Bình Dương đã hoàn thành gần 5.000 căn hộ và đã bàn giao cho chủ sở hữu phần lớn là công nhân, lao động đang làm việc tại các KCN với mức giá bán từ 90-150 triệu đồng/căn hộ giúp những người lao động dễ dàng có được chỗ ở thuận lợi, môi trường vệ sinh, an ninh trật tự được bảo đảm, yên tâm làm việc. Người mua nhà được trả chậm trong vòng từ 5 năm đến 7 năm, ngoài phần thanh toán trước từ 20% đến 30% giá trị căn nhà, hằng tháng, khách hàng chỉ phải trả từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, phù hợp với mức thu nhập còn thấp của người lao động.
Sau khi đưa vào sử dụng gần 5.000 căn nhà ở xã hội nói trên, tỉnh Bình Dương cũng vừa động thổ xây dựng 10 nghìn căn nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh cho thấy những nỗ lực của tỉnh Bình Dương trong việc giải quyết chỗ ở cho người lao động./.
PV (tổng hợp)