Theo kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố và khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 23 cụm công nghiệp còn lại nhằm hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018-2020; hoàn thành xây dựng hạ tầng và đưa vào hoạt động 15-20 cụm công nghiệp; thành lập và mở rộng 10-15 cụm công nghiệp. Thành phố cũng phấn đấu 100% cụm công nghiệp xây dựng mới và 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Để hoàn thành các mục tiêu này, UBND thành phố triển khai thực hiện xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp; tổ chức quản lý, phát triển các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập; phát triển, thành lập cụm công nghiệp mới và tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các chủ đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý, phát triển cụm công nghiệp, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu chỉ đạo của thành phố.
Kon Tum: Đặt mục tiêu có 13 nghìn ha cây ăn quả vào năm 2025
UBND tỉnh Kon Tum vừa phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có 13 nghìn ha cây ăn quả và nâng lên 15.100ha vào năm 2030.
Trong số 13 nghìn ha cây ăn quả mục tiêu của năm 2025, tỉnh Kon Tum phấn đấu có hơn 2.400ha chuối, trên 1.060ha cây có múi, gần 2.600ha sầu riêng, 2.000ha chanh dây, hơn 1.100ha bơ, trên 1.250ha mít,… Diện tích cây ăn quả trồng tại 10/10 huyện, thành phố của tỉnh, với diện tích lớn nhất tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Plông,… Tỉnh xác định giai đoạn từ nay đến 2025, trọng điểm trong phát triển cây ăn quả là hình thành vùng trồng tập trung, chuyên canh một số loại cây chủ lực (gồm sầu riêng, chuối, bơ, mít, chanh dây, dứa, xoài, nhãn, cây có múi) tại các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp và thuận lợi trên địa bàn tỉnh; trong đó có ít nhất 2.450ha trồng chuyên canh thuộc vùng sản xuất trọng tâm của các huyện, thành phố. Đồng thời, thực hiện cải tạo diện tích vườn tạp và chuyển đổi các diện tích cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp để trồng cây ăn quả./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin