Sáng 19-7, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức khởi công tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3. Thời gian thi công tuyến đường này từ nay đến năm 2025.
Tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 dài 3,4km, có tổng mức đầu tư 3.241 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố. Bề rộng mặt cắt ngang đường chính 60m, gồm 6 làn xe cơ giới 3,5m, 2 làn xe hỗn hợp tại 2 đường đô thị song hành 7m. Các hạng mục chính của dự án gồm nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; đoạn đường từ Tứ Hiệp đến Vành đai 3; nút giao với Vành đai 3; hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, đường gom.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự án đầu tư là công trình giao thông có ý nghĩa rất quan trọng với mục tiêu hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Pháp Vân - cửa ngõ phía nam Thủ đô.
Sau khi hoàn thành xây dựng, tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 còn góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía nam, đông nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Do đó, việc triển khai đầu tư xây dựng dự án là hết sức cần thiết và cấp bách.
Thanh Hóa: Hình thành 1.808 chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Giai đoạn 2018-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 98 của Chính phủ, trong đó chủ yếu lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện phát triển liên kết sản xuất trong 5 năm khoảng 865,217 tỷ đồng.
Kết quả, toàn tỉnh đã hình thành và phát triển được 1.808 chuỗi liên kết bền vững, tăng hơn 1.000 chuỗi so với năm 2018, với sự tham gia liên kết của 26 đơn vị khoa học - công nghệ, trên 65 nghìn hộ nông dân, 523 hợp tác xã nông nghiệp và 800 doanh nghiệp. Trong đó có 30 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 23 địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Đặc biệt, có hơn 1.000 chuỗi liên kết sản xuất, phát triển các sản phẩm chủ lực. Nhờ đó, tỷ lệ giá trị các sản phẩm nông nghiệp được liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt 36,3%, tăng 25,9% so với năm 2018. Một số sản phẩm chủ lực đạt tỷ lệ hợp tác và liên kết cao như mía đường đạt 100%; cây ngô đạt 65,36%; bò sữa và sản phẩm từ sữa bò đạt 100%, một số sản phẩm khác có tỷ lệ đạt từ 20-30%./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin