Huyện Mỹ Lộc hiện có hơn 700ha nuôi thủy sản nước ngọt với sản lượng trung bình hàng năm lên đến hơn 2.400 tấn. Huyện đã quy hoạch xây dựng các vùng nuôi thủy sản tập trung tại các xã Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Trung, Mỹ Hưng, Mỹ Tiến với các loại cá truyền thống, cá trắm đen, cá cảnh…
Hiện nay, nuôi thủy sản đang ngày càng thể hiện vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế ở các địa phương. Đây là ngành sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân. Năm 2020, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt của toàn tỉnh là 9.800ha.
Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân khai thác lợi thế tự nhiên phát triển nuôi thủy sản, nhất là phát triển quy mô trang trại, gia trại với đa dạng các đối tượng nuôi. Xã luôn tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi thủy sản mở rộng diện tích, tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư hạ tầng...
Những năm qua, việc thực hiện quy hoạch nuôi thủy sản nội đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.
Với lợi thế có mạng lưới sông ngòi, kênh mương nội đồng phân bố trên khắp địa bàn, từ lâu nghề “canh trì” đã trở thành một trong những nghề chính, đem lại thu nhập ổn định cho người dân xã Mỹ Hưng (Mỹ Lộc).
Huyện Vụ Bản có hệ thống sông, ngòi liên hoàn, địa hình có nhiều vùng trũng phù hợp phát triển nghề nuôi thuỷ sản nội đồng nên nghề "canh trì" ở đây phát triển từ khá lâu đời. Phương thức nuôi cũng đang được bà con nông dân chuyển dần từ nuôi quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh, từng bước hình thành một số vùng nuôi tập trung mang lại giá trị kinh tế cho người nuôi.
Để tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản, nâng cao thu nhập cho nhân dân, thời gian tới huyện Ý Yên chủ trương tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp để bố trí vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định diện tích từ 10ha trở lên, được đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, điện, bảo đảm vệ sinh môi trường đồng bộ...
Xã Giao Hải (Giao Thủy) có 1,8km bờ biển và vùng bãi triều rộng gần 600ha, trong đó có hơn 200ha bãi bồi. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh, người dân nơi đây đã đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản. Năm 2021, sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản của xã đạt gần 9.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản hơn 6.000 tấn...
Là một trong những địa phương ven biển và có hệ thống ao hồ, sông ngòi dày đặc, những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh ta đã có những bước phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, trong đó có nhiều mô hình HTX nuôi trồng và khai thác thủy hải sản hiệu quả.
Năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 16 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 114 nghìn tấn, trong đó nuôi nước ngọt chiếm gần 9.800ha, sản lượng hơn 57 nghìn tấn. Các loại cá truyền thống như: trắm đen, trắm cỏ, chép, trôi, mè… vẫn là những đối tượng nuôi chính tại các vùng nuôi nội đồng vì ít gặp rủi ro. Ngoài ra, các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: cá lăng, cá diêu hồng, cá lóc bông…
Những năm qua, tận dụng lợi thế giáp sông Đào và sông Đáy, người dân ở nhiều xã trên địa bàn huyện Ý Yên đã phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Hiện trên địa bàn huyện có các vùng nuôi thủy sản tập trung tại các xã: Yên Chính, Yên Trung, Yên Khánh… với các đối tượng chính như các loại cá nước ngọt truyền thống, chạch sụn, cá rô đầu vuông…
Ðể vụ nuôi thủy sản mới thành công, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc; các cơ sở sản xuất giống kiểm tra cá bố mẹ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, sẵn sàng chờ thời điểm thích hợp để tiến hành sản xuất cá giống. Các cơ sở sản xuất giống mặn, lợ tập trung hoàn thành sửa chữa, cải tạo các công trình phụ trợ...
Nằm ở vị trí chiến lược ngay sát thành phố Nam Định, lại có đường giao thông thủy, bộ với tỉnh bạn Thái Bình, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảng bộ, nhân dân xã Mỹ Tân đã luôn nhận thức được yêu cầu nhiệm vụ chuẩn bị chu đáo phương án vừa sản xuất, vừa chiến đấu "tất cả vì miền Nam ruột thịt".
Thời gian qua, huyện Hải Hậu tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP, qua đó từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.
Những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định, tạo nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19...