Trong bối cảnh đó, EU đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn cơn bão lạm phát tiếp tục càn quét và làm chệch hướng đà phục hồi kinh tế của khối.
Lạm phát tăng cao đang trở thành gánh nặng đối với nhiều người dân châu Âu.
Bức tranh kinh tế thế giới vẫn bị phủ bóng bởi hệ lụy của lạm phát tăng cao, khiến hàng loạt quốc gia, khu vực hạ dự báo tăng trưởng.
Ngày 13-1, đại diện Công đoàn Dim-ba-bu-ê không đồng ý với kế hoạch tăng 97% lương của chính phủ dành cho khối công chức và nêu rõ mức tăng này không tương ứng với tỷ lệ lạm phát hằng năm hiện ở mức xấp xỉ 500%. Hiện mức lương mà khối công chức ở Dim-ba-bu-ê nhận được chỉ tương ứng khi tỷ lệ lạm phát ở mức 17%.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 20/9 công bố báo cáo cho biết lạm phát của nước này trong tháng 8 đã chạm con số 2,8% - mức cao nhất kể từ năm 2014.
Bộ Điều tra dân số và thống kê Sri Lanka ngày 23/5 công bố báo cáo cho biết lạm phát của nước này đã liên tục lập đỉnh mới do tình trạng khan hiếm xăng dầu trầm trọng hơn và giá lương thực tăng vọt.
Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố số liệu cho thấy, tỷ lệ lạm phát ở Đức tiếp tục giảm trong tháng 5/2023 khi giá tiêu dùng tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Là món ăn giá rẻ cực kỳ phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Thái Lan, nhưng mì ăn liền đang trở thành một thước đo mới cho tình hình lạm phát tại xứ Chùa Vàng. Hàng tuần, ông Chayaklit Kitinarong có thói quen mua vài gói mì ăn liền để thay đổi bữa, cũng là để dành dụm thêm tiền bởi đồng lương eo hẹp từ vị trí nhân viên thanh tra xe buýt ở Thủ đô Bangkok (Thái Lan).
Ngày 24-8, Cơ quan Thống kê quốc gia Nam Phi (StatsSA) cho biết lạm phát của nước này trong tháng 7 vừa qua đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 13 năm, chủ yếu do giá thực phẩm, vận tải và điện tăng cao.
Người đứng đầu Cơ quan Chính sách Tài khóa (BKF) thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Febrio Kacaribu dự báo rằng quyết định tăng giá nhiên liệu mới đây sẽ đẩy lạm phát ở quốc gia này trong năm nay lên mức 6,6%-6,8%.
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2016, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm và trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, ngày 1-12-2016, UBND tỉnh có Công văn số 424/UBND-VP6 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
Nhận định diễn biến giá một số mặt hàng nguyên, nhiên liệu và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao gây sức ép đến mặt bằng giá cả thị trường, ngay từ đầu năm 2022, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã được các cấp, các ngành chức năng của tỉnh chủ động đẩy mạnh.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phải thông qua biện pháp khẩn cấp tránh để thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn do tình trạng bán tháo trái phiếu chính phủ ở các nước phía nam khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Lạm phát tăng vọt, giá cả leo thang, thâm hụt thương mại lên mức kỷ lục đang cản trở đà phục hồi kinh tế của Eurozone.
Tờ Vientiane Times số ra ngày 4-7 đưa tin tỷ lệ lạm phát tại Lào trong tháng 6-2022 đã tăng 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức cao nhất từng được ghi nhận trong 22 năm qua, vượt cả mức trần 12% do Chính phủ đặt ra.