Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu nước?

09:34, 02/01/2025

Nước giúp loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động trong cơ thể người. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe.

Cách bổ sung nước đúng và khoa học

Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Khi thời tiết nắng nóng cơ thể cần bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh. Uống nhiều nước một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra ngoài nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm khát tốt hơn.

Không nên uống nhiều một lúc. Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như Natri, Kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung lượng nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn có cảm giác khát hơn.

Không nên uống nước lạnh, nước đá khi thời tiết nóng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phải phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, vì nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

Uống nước như nào để tốt cho sức khoẻ?

  • Uống nước ngay cả khi không khát bởi nếu bạn thấy khát mới uống nước thì tức là cơ thể của bạn đã bị mất nước 2 – 5%.

  • Không nên uống nhiều nước ngay sau vận động mạnh. Bởi vì sau những vận động mạnh cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh, vì thế nếu uống nước ngay lúc đó thì sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hãy dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi rồi sau đó hãy uống uống nước, vừa để bù đắp lượng nước đã "biến mất" vừa tốt cho sức khỏe.

  • Không nên uống nước đun lại nhiều lần vì các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể.

  • Không nên uống nước trong lúc ăn sẽ làm cho các dịch vị phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Uống nước trong bữa ăn cũng làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.

  • Hạn chế uống nước lạnh thường xuyên. Bởi nước lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại và nếu uống thường xuyên sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của ruột và dạ dày, dẫn đến dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.

  • Không uống quá nhiều nước. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận lọc làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng, lượng natri bị hạ thấp.

Lợi ích của nước mang lại cho cơ thể

Điều hoà thân nhiệt

Khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bắt đầu tiết ra để thực hiện vai trò làm mát nhằm hạ thân nhiệt. Nếu uống quá ít nước thì sẽ không có đủ nước để tản nhiệt cho cơ thể và bị các trạng thái như choáng váng, chóng mặt và sốc nhiệt đưa đến ngất xỉu…

Giúp đào thải độc tố

Nước khi đi vào cơ thể sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong các tế bào để lấy đi các chất độc tố đang tồn đọng và đào thải chúng ra bên ngoài.

Bên cạnh đó sử dụng các loại nước detox còn giúp bạn tránh xa được các nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột, gan, đại tràng,…

Hạn chế mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu nước. Khi cơ thể không được cung cấp nước đầy đủ, có thể xảy ra tình trạng tụt huyết áp, đột quỵ và đau tim.

Giảm chứng nhức đầu và đau nửa đầu

Nếu bạn có triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu, việc đầu tiên bạn có thể làm là uống thật nhiều nước bởi nước có thể làm giảm thời gia và cường độ của các cơn đau đầu.

Giúp tiêu hoá nhanh hạn chế táo bón

Nếu thiếu nước, phân đọng lại ở ruột già và khô đi làm chúng ta bị rối loạn gọi là táo bón. Khi bị táo bón, chất độc bị kẹt trong ruột già sẽ ngấm ngược trở lại vào máu gây nhiễm độc. Do đó, chúng ta cần phải uống đủ nước để không bị táo bón.

Giảm cân

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng uống 2 ly nước trước bữa ăn có thể giúp chống lại sự thèm ăn và hỗ trợ hiệu quả cho việc giảm cân. Hơn thế, uống nhiều nước còn giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Cơ thể thiếu nước sẽ như thế nào?

  • Thiếu nước ở mức độ nhẹ: Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, tăng sự lo lắng, chuột rút, đau khớp, mắt trũng, da nhăn nheo.

  • Thiếu nước ở mức độ nặng: sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh,..

  • Những tác hại khác khi cơ thể thiếu nước: Trao đổi chất chậm lại. Một nghiên cứu tìm thấy rằng nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

  • Tăng cảm giác đói.

  • Giảm khả năng điều hòa thân nhiệt cơ thể: Khi thiếu nước cơ thể sẽ tăng khả năng giữ nhiệt và giảm khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường có nhiệt độ quá cao.

  • Cơ thể thiếu nước gây tình trạng táo bón.

  • Mệt mỏi & tăng đường huyết: Cơ thể bạn cần nước để pha loãng hay tiêu hóa đường. Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo cơ thể thiếu nước thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.

Theo suckhoedoisong.vn


Từ khóa:

nếu cơ thể thiếu nước


BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com