Đau thần kinh tọa là một tình trạng phổ biến, bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng rõ ràng như đau nhức dữ dội, tê bì, hoặc yếu cơ. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.
Đau dây thần kinh tọa thường được mô tả là cơn đau xuất phát từ lưng dưới, lan xuống chân... |
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa thường được mô tả là cơn đau xuất phát từ lưng dưới, lan xuống chân, và thường do các nguyên nhân như chấn thương, kích thích, viêm, hoặc chèn ép dây thần kinh tại vùng lưng dưới.
Đau thần kinh tọa thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh, từ lưng dưới, qua hông, mông hoặc xuống chân.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa bao gồm:
-
Chấn thương: Tổn thương ở lưng dưới hoặc cột sống.
-
Lão hóa: Quá trình lão hóa gây hao mòn xương, đĩa đệm, và dây chằng.
-
Thừa cân: Tăng áp lực lên cột sống, dẫn đến căng cơ và tổn thương dây thần kinh.
-
Công việc hoặc hoạt động nặng: Thường xuyên nâng vật nặng hoặc ngồi lâu dễ gây tổn thương lưng.
-
Sai tư thế khi tập luyện: Các môn thể thao, đặc biệt là nâng tạ, dễ làm tổn thương dây thần kinh tọa nếu thực hiện sai tư thế.
-
Tiểu đường: Gây tổn thương thần kinh, bao gồm dây thần kinh tọa.
-
Viêm xương khớp: Làm tổn thương cột sống và dây thần kinh.
-
Lối sống lười vận động: Làm giảm sự linh hoạt, dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
-
Hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá làm yếu xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm.
Để giảm thiểu đau thần kinh tọa người bệnh cần chú ý
Một trong những nguyên nhân khiến cơn đau thần kinh tọa ngày càng trầm trọng là tư thế sinh hoạt sai cách.
Tư thế sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng đau thần kinh tọa. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý đến những tư thế trong sinh hoạt hằng ngày như đứng, nâng đồ, ngồi hay nằm ngủ.
-
Đối với tư thế ngủ
Để giảm đau thần kinh tọa người bệnh cần có tư thế ngủ đúng. Bởi những cơn đau âm ỉ đến từ đau thần kinh tọa bắt nguồn từ thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh.
Đau thần kinh tọa thường dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon, nguyên nhân đến từ các cơn đau, tê chạy dọc từ thắt lưng tới ngón chân, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Đối với một số người bị đau dây thần kinh tọa, ngủ nghiêng một bên có thể làm giảm tình trạng đau. Các chuyên gia khuyên những người bị đau thần kinh tọa khi ngủ nghiêng nên hơi gập đầu gối và kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối.
Nếu nằm ngửa khi ngủ giúp người bị đau thần kinh tọa giảm triệu chứng đau và thoải mái hơn, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối.
Tuy vậy, tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau thần kinh tọa phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng người bệnh. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, thử nhiều tư thế ngủ khác nhau, từ đó tìm ra tư thế thích hợp và thoải mái nhất.
-
Thói quen nâng đồ đúng
Thông thường khi nâng đồ nặng hay nhẹ nhiều người có thói quen với gắng sức, tư thế với đồ vật,... điều này không tốt cho những bệnh nhân mắc xương khớp trong đó có bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Người bệnh cần có tư thế nâng vật đúng cách để tránh chấn thương cho cơ, khớp và đĩa đệm ở lưng dưới.
Khi cần nâng đồ, người bị đau thần kinh tọa nên thực hiện theo các bước sau: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, lưng thẳng, bụng hóp. Gập đầu gối, hạ hông xuống và ngồi xổm, giữ cho lưng vẫn thẳng. Dùng tay để nhấc vật lên, vẫn giữ cho lưng thẳng. Đứng lên, từ từ di chuyển vật đến vị trí cần thiết.
Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau cơ, khớp và đĩa đệm, nhất là đau thần kinh tọa.
-
Thói quen ngồi đúng
Với người bệnh đau thần kinh tọa ngồi làm việc nhiều hoặc ngồi không đúng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm vì vậy nếu ngồi nhiều nên chọn một chiếc ghế có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay.
Để hỗ trợ lưng thấp tốt hơn, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn tắm cuộn tròn ở phần nhỏ của lưng để giữ cho lưng cong bình thường. Bởi khi ngồi, cột sống chúng ta có thể bị cong nhẹ hơn so với khi đứng. Theo thời gian, tình trạng này có thể tạo áp lực lên phần dây thần kinh tọa và đĩa đệm ở lưng dưới, gây đau lưng. Để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa khi ngồi, hãy ngồi thẳng, vai về sau và lưng đẩy xuống.
-
Một số lưu ý khác giảm thiểu đau thần kinh tọa
Ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị y tế, người bị đau thần kinh tọa cũng cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt để giúp giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa bệnh tái phát, như:
- Ăn uống lành mạnh: Người bị đau thần kinh tọa nên ăn uống lành mạnh để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó giúp giảm viêm và đau nhức. Các loại thực phẩm giàu protein, omega-3, magie,… là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, uống các loại đồ uống có chứa cồn, caffeine,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và tránh đứng, ngồi hoặc đi lại quá lâu.
- Tránh các tư thế gây đau: Một số tư thế có thể gây áp lực lên cột sống và dây thần kinh tọa, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các tư thế như ngồi vắt chéo chân, ngồi khom lưng, cúi người về phía trước, nâng vật nặng,…
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa.
Nếu cơn đau thần kinh tọa không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo suckhoedoisong.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin