Đau ngực là biểu hiện khá thường gặp, không chỉ trong bệnh tim mà còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Đau thắt ngực có thể được người bệnh mô tả đau như có vật đè nặng lên ngực, như có ai bóp nghẹn ngực, đau chói, đau thắt, đau nhói, đau như dao đâm…
Đau thắt ngực không ổn định là vô cùng nguy hiểm và người bệnh cần phải được điều trị cấp cứu. |
Do đó, đau thắt ngực không ổn định là vô cùng nguy hiểm và người bệnh cần phải được điều trị cấp cứu.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cơn đau thắt ngực
Đau thắt ngực xảy ra khi lượng máu đến nuôi cơ tim bị giảm. Máu cung cấp oxy cho cơ tim hoạt động và khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy, nó sẽ gây ra một tình trạng gọi là thiếu máu cơ tim.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra giảm dòng máu đến cơ tim đó là bệnh động mạch vành (là các động mạch dẫn máu đến nuôi cơ tim). Các mảng mỡ lắng đọng, bồi đắp vào thành của động mạch vành dần dần, theo thời gian làm lòng mạch vành hẹp lại. Quá trình này gọi là xơ vữa động mạch.
Yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các cơn đau thắt ngực là:
- Thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá cả chủ động lẫn thụ động trong một thời gian dài làm tổn thương lớp áo trong của thành động mạch, trong đó có mạch vành, và làm cho các mảng cholesterol lắng đọng và làm nghẽn dần dòng chảy.
- Lớn tuổi: Các ghi nhận cho thấy bệnh nhân đau thắt ngực thường lớn tuổi. Nhất là nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn so với người trẻ tuổi.
- Lười vận động: Lười vận động cũng liên quan đến các hệ lụy sức khỏe tim mạch trong đó có đau thắt ngực. Một lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực thường đi kèm với tình trạng tăng mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường type 2 và thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nếu đã có các cơn đau ngực thì cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định bắt đầu một chương trình luyện tập.
- Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ của cơn đau thắt ngực và bệnh tim mạch vì nó thường đi kèm với tăng mỡ máu, tăng huyết áp và tiểu đường. Và hãy tưởng tượng xem, trái tim của bạn đang phải làm việc vất vả hơn để tống máu đến những mô mỡ thừa. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng quan trọng.
- Stress, căng thẳng: Căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Quá nhiều căng thẳng cũng như các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, đau buồn, sẽ làm tăng huyết áp và tăng sản xuất ra các hormone gây co thắt động mạch vành.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh động mạch vành sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi) thì cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Đái tháo đường làm thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu do đó làm gia tăng nguy cơ của bệnh động mạch vành. |
Ngoài ra các bệnh lý liên quan cũng có thể dẫn đến đau thắt ngực, cụ thể.
- Đái tháo đường: Làm thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu do đó làm gia tăng nguy cơ của bệnh động mạch vành.
- Tăng huyết áp: Theo thời gian, áp lực dòng máu cao trong bệnh tăng huyết áp sẽ gây tổn thương các thành động mạch.
- Tăng cholesterol hoặc triglyceride: cholesterol là một phần quan trọng của các mảng xơ vữa bám ở thành động mạch. Tăng cholesterol "xấu" hay được biết là cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL cholesterol) làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Triglyceride, loại chất béo có liên quan đến chế độ ăn, nếu tăng cao cũng không tốt.
- Tiền sử bệnh tim mạch: nếu những người có tiền sử bệnh động mạch vành hoặc nếu ai đã từng bị nhồi máu cơ tim, thì bạn có nguy cơ cao hơn bị đau thắt ngực do bệnh mạch vành.
Lời khuyên thầy thuốc
Những cơn đau ngực có thể khiến cho các hoạt động thể lực bị ảnh hưởng nhưng điều đáng sợ hơn chính là nhồi máu cơ tim. Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:
-
Cảm giác tức nặng, bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn vài phút
-
Đau lan từ ngực lên đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí là lan lên cổ, cằm, răng và hàm
-
Số lượng các cơn đau ngực gia tăng liên tục
-
Cơn đau kéo dài ra
-
Khó thở
-
Vã mồ hôi
-
Buồn nôn và nôn
-
Lo lắng, hốt hoảng, ngất đi
Khi xuất hiện các triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hình, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, làm các xét nghiệm liên quan nhằm xác định mức độ tổn thương của mạch vành. Dựa trên kết quả, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp như thay đổi lối sống, uống thuốc theo toa, nong mạch đặt stent và phẫu thuật./.
Theo suckhoedoisong.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin