Latvia đã khởi động chiến dịch thu thập chữ ký cho một bản kiến nghị kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Bản kiến nghị nhằm yêu cầu Chính phủ Latvia đàm phán với các đồng minh NATO để triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ tại nước này.
Theo kiến nghị, việc sở hữu vũ khí hạt nhân được coi là một biện pháp quan trọng để tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia của Latvia. Ảnh: THX/TTXVN |
Theo mạng tin eurasia.expert ngày 12/8, Latvia đã bắt đầu thu thập chữ ký cho một bản kiến nghị kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này. Bản kiến nghị, được đăng trên cổng thông tin sáng kiến công cộng Manabalss.lv, nhằm mục đích yêu cầu Chính phủ Latvia đàm phán với các đồng minh NATO để triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ tại quốc gia Baltic trên.
Theo bản kiến nghị, việc sở hữu vũ khí hạt nhân được coi là một bước quan trọng để tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Đồng thời, bản kiến nghị cũng nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân sẽ được quản lý bởi các chủ sở hữu vũ khí hạt nhân hiện tại, chủ yếu là Mỹ. Bản kiến nghị kêu gọi Latvia hỗ trợ các nỗ lực của Ba Lan trong việc triển khai vũ khí hạt nhân và khuyến khích chính phủ bắt đầu đàm phán với các đồng minh NATO về vấn đề này.
Việc Latvia thu thập chữ ký cho việc triển khai vũ khí hạt nhân có thể được xem như một phần của chiến lược quốc gia nhằm đối phó với các mối đe dọa từ phía Đông và củng cố vị thế của nước này trong khối NATO.
Latvia hiện đang đi đầu trong thực hiện chính sách cứng rắn với Nga của Liên minh châu Âu. Tình hình gần biên giới Latvia với Nga và Belarus cũng đang trở nên căng thẳng. Ngay trước khi bản kiến nghị được công bố, chỉ huy quân sự vùng Gomel của Belarus, Andrei Krivonosov, đã cảnh báo về nguy cơ an ninh quốc gia từ tình hình biên giới. Belarus và Nga đối mặt với nhiều thách thức và khiêu khích, bao gồm việc Ukraine và các quốc gia NATO tăng cường hiện diện quân sự tại biên giới của Liên minh quân sự này.
Các nước vùng Baltic (Latvia, Litva và Estonia), cùng với Ba Lan, đang bị Belarus cáo buộc thực hiện "các hành động phá hoại" nhằm vào nước này, điều này đã dẫn đến việc Nga và Belarus phải đáp trả bằng cách củng cố khả năng phòng thủ của mình.
Trong bối cảnh đó, Moskva và Minsk đã thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh, bao gồm việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus và tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên.
Theo baotintuc.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin