Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách với các nước dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) như Trung Quốc hay Mỹ, giới chức Đức vừa quyết định tăng gần gấp đôi đầu tư cho nghiên cứu AI lên gần 1 tỷ euro trong 2 năm tới.
Theo kế hoạch do Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu Bettina Stark-Watzinger công bố, Đức dự tính thành lập 150 phòng thí nghiệm mới chuyên về nghiên cứu AI, đồng thời mở rộng các trung tâm dữ liệu hiện có và tăng khả năng tiếp cận các bộ dữ liệu cho mục đích đào tạo AI.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Đức đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang suy thoái. Cùng với đó là các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất ô tô và hóa chất trong nước đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất xe điện mới nổi, cũng như chịu tác động từ chi phí năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, theo báo cáo của Đại học Stanford, khoản đầu tư của Đức còn khá khiêm tốn so với 3,3 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ đã chi cho nghiên cứu AI vào năm 2022, nâng tổng chi cho lĩnh vực này ở Mỹ lên tới 47,4 tỷ USD tính đến năm ngoái. Con số này gần gấp đôi tổng chi tiêu của châu Âu và vượt xa mức 13,4 tỷ USD của Trung Quốc.
Sau sứ mệnh khám phá mặt trăng, Ấn Độ sắp phóng tàu nghiên cứu mặt trời
Sau khi tàu thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-3 hạ cánh thành công trên bề mặt hành tinh này vào ngày 23-8, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đang chuẩn bị phóng vào vũ trụ một tàu thám hiểm mới để khám giá mặt trời.
Tàu nghiên cứu này mang tên Aditya-L1 dự kiến sẽ khởi hành từ trái đất vào ngày 2-9. Các công việc chuẩn bị đang được ISRO gấp rút hoàn tất. Tàu vũ trụ Aditya-L1 được thiết kế để có thể quan sát từ xa về quầng mặt trời và quan sát tại chỗ về gió mặt trời tại L1 (điểm Lagrange của mặt trời - trái đất), cách trái đất khoảng 1,5 triệu km.
Đây sẽ là sứ mệnh không gian chuyên dụng đầu tiên của Ấn Độ để quan sát mặt trời do cơ quan vũ trụ có trụ sở tại thành phố Bangalore thực hiện. Sứ mệnh Aditya-L1, nhằm mục đích nghiên cứu mặt trời từ quỹ đạo quanh L1, sẽ mang theo thiết bị để quan sát quang quyển, sắc quyển và nhật hoa - hay các lớp ngoài cùng của mặt trời, trong các dải sóng khác nhau. Một quan chức của ISRO cho biết Aditya-L1 là một dự án hoàn toàn do Ấn Độ tự triển khai với sự tham gia của các cơ quan khoa học hàng đầu trong nước./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin