Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đưa ra thông báo trên trong tuyên bố chung ngày 13-2 với Thủ tướng Timor Leste Taur Matan Ruak tại Cung điện Bogor, tỉnh Tây Java.
Ông Widodo cho biết: “Về nguyên tắc, Timor Leste đã được chấp nhận là thành viên của ASEAN. Lộ trình trở thành thành viên chính thức đang được chuẩn bị sẵn sàng, dẫn đầu là Indonesia với tư cách là Chủ tịch ASEAN”. Nhà lãnh đạo Indonesia bày tỏ hài lòng về việc Timor Leste được chấp nhận là thành viên của ASEAN theo sự nhất trí của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ở Phnom Penh, Campuchia, vào năm ngoái. Về phần mình, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng bày tỏ tin tưởng việc Timor Leste trở thành thành viên ASEAN sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Trước đó, Ngoại trưởng Timor Leste Adaljiza Albertina Xavier Reis Magno đã tham dự Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 32 tại Jakarta vào ngày 3-2 với tư cách quan sát viên. Tuy nhiên, ACC vẫn cần thảo luận về các bước tiếp theo để Timor Leste nhận được tư cách thành viên chính thức của ASEAN, sau khi nước này tham gia cuộc họp đầu tiên của khối.
Nga sẽ cung cấp 80% lượng dầu xuất khẩu đến các nước thân thiện
Trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Năng lượng, Phó Thủ tướng Nga A.Novak cho biết, hiện nay Nga đang tiếp tục tìm kiếm thị trường mới. Năm nay, hơn 80% lượng dầu xuất khẩu và 75% sản phẩm dầu được lên kế hoạch chuyển đến các nước thân thiện. Ông nhấn mạnh, đối với việc cung cấp cho các quốc gia ủng hộ hạn chế giá bất hợp pháp, lập trường của Nga đã được biết đến rộng rãi và không thay đổi: “Những quốc gia như vậy sẽ không nhận được dầu của Nga”.
Theo Phó Thủ tướng Novak, sản lượng khai thác dầu của Nga năm 2022 là hơn 535 triệu tấn, tăng 2% so với năm trước. Xuất khẩu dầu tăng 7,6% lên 242 triệu tấn. Ông cũng lưu ý, năm ngoái, để định hướng lại nguồn cung cho các nước thân thiện, một dự án đã được triển khai để tăng cường vận chuyển theo hướng cảng Kozmino (ở vùng Primore), đảm bảo tăng vận chuyển dầu đến các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên đến 42 triệu tấn mỗi năm. Trong diễn biến liên quan, ngày 13-2, trong một tài liệu được công bố của Ủy ban châu Âu (EC) thông báo rằng, Nga đã có thể chuyển hướng thành công nguồn cung cấp dầu sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo EC, giá dầu chính của Nga đã giảm xuống còn 60 USD/thùng vào cuối tháng 1./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin