Nhật báo Les Echos dẫn thông báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cho hay năm 2022, ước tính mức tiêu thụ than trên toàn thế giới tăng 1,2% so với năm 2021, vượt 8 tỷ tấn.
Một kỷ lục không đáng để tự hào. Chưa bao giờ nhân loại đốt cháy nhiều than đá như vậy trong một năm, mặc dù đây là loại năng lượng gây ô nhiễm nhất và là nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu. “Cơn sốt” than này có thể được giải thích trên hết bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, giá khí đốt tăng cao và do đó việc sử dụng than đá để sản xuất điện ngày càng tăng. Bất chấp sự bùng nổ về giá lên tới hơn 400 euro/tấn, than vẫn rẻ hơn khí đốt. Chỉ riêng ở châu Âu, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng năng lượng hơn các khu vực khác, mức tiêu thụ đã tăng 9%, lên 377 triệu tấn. Do chiến tranh ở Ukraine, sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và giá năng lượng tăng cao, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động lại hoạt động, hoặc trì hoãn việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, trong đó có sử dụng cả than non, một loại than kém chất lượng còn gây ô nhiễm nặng hơn. EA cảnh báo nhu cầu toàn cầu sẽ duy trì ở mức này cho đến năm 2025, nếu như “không có những nỗ lực bổ sung để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng”.
WB phê duyệt tài trợ 246 triệu USD để bảo vệ bờ biển ở 3 quốc gia Tây Phi
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt khoản tài trợ 246 triệu USD để bảo vệ các khu vực duyên hải ở Ghana, Gambia và Guinea-Bissau.
Trong tuyên bố ngày 17-12, WB cho biết khoản tiền này sẽ được cấp cho Dự án đầu tư phục hồi khu vực ven biển Tây Phi thứ hai (WACA ResIP 2), nhằm loại bỏ các rủi ro xói mòn bờ biển, lũ lụt và ô nhiễm, đảm bảo về môi trường cho những người phụ thuộc vào ngành nông nghiệp và du lịch dọc theo bờ biển của các nước. Dự án thứ hai này là phần mở rộng của Chương trình Quản lý Bờ biển Tây Phi (WACA) đã được triển khai trước đó ở các nước Benin, Côte d’Ivoire, Mauritania, Sao Tome và Principe, Senegal và Togo. WB nhấn mạnh những thách thức phát triển ở vùng ven biển Tây Phi “rất phức tạp và tác động đến nhiều lĩnh vực”, do đó “các quốc gia khó có thể tự giải quyết một mình”. Theo WB, chương trình WACA được thiết kế với các giải pháp mang tính hội nhập và mang tầm khu vực, hỗ trợ các quốc gia khắc phục những thách thức về môi trường./.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin