Một ngày cuối tháng 10, chúng tôi về xã Xuân Phương (Xuân Trường) thăm các xưởng mộc của thợ nghề nơi đây. Dưới ánh nắng cuối thu vàng rực, những người thợ đang miệt mài, tỉ mỉ hoàn thiện từng chi tiết của bức tượng gỗ; tiếng đục chầm chậm, đều đều.
Với việc trồng thành công vườn nho Hạ Đen theo định hướng sản xuất hữu cơ cho năng suất, chất lượng cao, ông Trần Văn Tôn, hội viên nông dân thôn Vân Cát, xã Kim Thái (Vụ Bản) đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trong và ngoài xã, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích khó canh tác, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Làng nghề cơ khí Xuân Tiến (Xuân Trường) đã có “tuổi đời” trên trăm năm. Khởi phát của làng nghề từ đúc đồng nên trong tiềm thức của những bậc cao niên trong làng vẫn in đậm nét những sản phẩm đồng truyền thống như nồi, mâm, chậu, chuông, tượng… được làm từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ nơi đây.
Chuẩn bị đến Tết Trung thu năm nay, về thăm làng Báo Đáp, xã Hồng Quang (Nam Trực) chúng tôi cảm nhận được không khí nhộn nhịp của làng nghề sắp "vào vụ". Khắp trong thôn ngoài xóm người người, nhà nhà đều bận rộn, tranh thủ làm đèn. "Hai năm nay dịch bệnh liên miên, làng đèn chúng tôi bị "ế" rất nhiều hàng. Năm nay thì khác, trước Trung thu vài tháng đã có khách đặt hàng.
Từ năm 1984 đến nay, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, huyện Hải Hậu tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao (VHTT) truyền thống, lan tỏa hào khí "Tết Độc lập" với các hoạt động thi đấu các môn thể thao, biểu diễn dân ca, dân vũ độc đáo "ở miền quê đáng sống".
Hai ngày qua, tại bãi nổi Cồn Lu, thuộc địa phận xã Giao Hải (Giao Thủy), vô số ngao tím dạt vào bãi nổi kéo dài hàng chục mét. Nhiều người dân địa phương đã chèo mảng, đi thuyền ra khu vực bãi Cồn Lu nhặt ngao. Họ gọi đây là "lộc trời" cho. Có nhiều ngư dân đã nhặt được hàng tạ ngao và bán lại với giá 10-15 nghìn đồng/kg.
Lợn đất không đơn giản chỉ là một món đồ chơi bình thường, mà còn góp nhặt niềm vui và ký ức tuổi thơ; giúp trẻ học được những bài học "tiết kiệm" đầu tiên trong cuộc đời. Nắm bắt được nhu cầu đó, anh Phạm Văn Kế ở xóm Bắc Sơn, xã Trực Đạo (Trực Ninh) đã khởi nghiệp từ những chú lợn đất bằng thạch cao với đủ màu sắc được thị trường ưa chuộng.
Ý kiến bạn đọc