Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây ngô

07:51, 11/12/2024

Kỹ thuật gieo trồng cây ngô

Tạo luống rộng khoảng 1,2m, rãnh rộng 30 – 40cm.

Để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất trồng ngô nên được cày sâu 20 – 25 cm, bừa kĩ và phay nhỏ. Giúp tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh.

Tiến hành dùng cuốc rạch hàng ngang trên mặt luống sâu 2 – 3 cm. Hàng cách hàng 30cm để gieo hạt đã nứt nanh. Ngô không chịu được ngập úng. Nên cứ khoảng 5 – 7 hàng, tạo 1 rãnh thoát nước cho ruộng ngô. Đất thời điểm gieo hạt phải luôn đảm bảo độ ẩm từ 85 – 90%.

Kỹ thuật bón phân trồng và chăm sóc cây ngô năng suất

– Bón lót trước khi trồng và chăm sóc cây ngô

Bón lót cho ngô là phục hồi dinh dưỡng cho đất trồng ngô. Đồng thời tạo độ tơi xốp, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của bộ rễ. Lượng phân bón lót cho ngô tương đối nhiều, chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô. Chủ yếu nên dùng phân hữu cơ.

Tiến hành bón lót toàn bộ phân hữu cơ sinh học Anfa Batorganic (400kg/ha) và rải vôi bột tùy theo tình trạng đất. Kết hợp bón lót NKP 16.16.8 hòa cùng với nước hoặc bón vãi, bón hốc hay bón theo rạch, bón xong lấp đất kín lại và để đất nghỉ. Không để hạt giống, hoặc cây con tiếp xúc trực tiếp với phân tránh tình trạng gây xót hạt, thối mầm và chết cây.

– Tưới nhử cho ngô 3 – 4 lá khi trồng và chăm sóc cây ngô (hoặc từ 3 – 5 ngày sau khi đưa bầu ra ruộng)

Khi ngô đã bén rễ, hồi xanh, bà con bón cách gốc 10cm phân NPK 16.16.8. Kết hợp với tưới nước hoặc có thể hòa tan phân để tưới cho cây. Dòng phân NPK 16.16.8 với hàm lượng đạm và lân cao sẽ giúp cây ngô mập mạp, kích thích chồi lá phát triển mạnh và thúc đẩy bộ rễ sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với môi trường.

– Bón thúc lần 1 khi trồng và chăm sóc cây ngô: Khi ngô được 9 – 10 lá

Khi ngô đạt 5 – 6 lá, tiếp tục chọn dinh dưỡng chuyên dùng NPK 16.16.8 rải cách gốc 5 – 10 cm. Bà con cần kết hợp vun cao gốc và làm cỏ để tập trung dinh dưỡng cho cây ngô, hạn chế đổ ngã.

Phân NPK 16.16.8 nói riêng và các dòng NPK Hữu Nghị nói chung được tích hợp đầy đủ nguyên tố đa trung vi lượng theo một tỷ lệ cân đối. Bà con cần áp dụng đúng theo khuyến cáo ghi trên bao bì để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

– Bón thúc lần 2 khi trồng và chăm sóc cây ngô: Khi ngô bắt đầu trổ cờ

Bón phân NKP 15.5.16 kết hợp với tưới nước khi ngô xoắn nõn (10 – 15 ngày trước trổ cờ). Bà con lưu ý rải phân cách gốc 10 – 15 cm. Kết hợp vun cao gốc lần cuối. Lưu ý tránh làm ảnh hưởng rễ ngô. Lần thúc này có tác dụng tốt cho quá trình phân hóa bắp, trổ cờ, tung phấn, thụ tinh. Hàm lượng Kali cao trong phân 15.5.16 giúp cây ngô ra bắp to, hạt chắc, nâng cao chất lượng nông sản.

Một số lưu ý trong quá trình chăm bón cho cây ngô

Tưới nước cho cây ngô khi trồng và chăm sóc cây ngô

– Trong mùa nắng tưới nước 4 – 7 ngày/lần khi bắp đang trổ. Chỉ cần bắp ngô bị ngập úng quá 24h thì năng suất sẽ bị giảm xuống 30% – 50%. Lúc đó hãy tiến hành thoát nước cho cho cây.

– Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới tốt nhất là cho nước vào rãnh để ngấm dần vào các luống trong một ngày, để qua đêm rồi rút cạn.

– Độ ẩm đất thích hợp đối với ngô là 70 – 80%. Những giai đoạn ngô rất cần nước là 3 – 4 lá, 7 – 10 lá, xoáy loa kèn, tung phấn phun râu và chín sữa.

Thu hoạch ngô

Cây ngô sẽ cho thu hoạch sau 60 – 65 ngày sau khi trồng. Độ chín của hạt và thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng ngô. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già. Toàn bộ ruộng ngô đã có 80 – 85% số bắp có lá bị chín vàng (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm, nếu là ngô lai chân hạt đã có điểm đen).

Theo khuyennongvn.gov.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com