Cải tạo và xử lý ao nuôi thủy sản sau ngập lụt

07:50, 25/09/2024

+ Cải tạo ao 

- Rút cạn nước bắt hết cá tạp, nạo vét bùn và rác ra khỏi ao, tu sửa bờ, cống ao nuôi, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật gây hại.

- Sử dụng vôi bột rắc xung quanh bờ và đáy ao nuôi với lượng 7-10kg/100 m².

- Việc rắc vôi có tác dụng diệt khuẩn và trung hòa độ pH của đất đáy ao. Sau đó phơi ao từ 3-5 ngày để diệt vi khuẩn và ký sinh trùng còn sót lại.

Ảnh minh họa/Internet.
Ảnh minh họa/Internet.

+ Lấy nước vào ao nuôi

- Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo an toàn, không bị ô nhiễm và được lọc qua lưới lọc mắt dày để ngăn các đối tượng địch hại (cá tạp, cá dữ,) theo dòng nước vào ao nuôi.

+ Gây màu nước

- Gây màu nước bằng cách phối trộn mật đường + cám gạo + bột đậu nành (theo tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ, lượng dùng 0,2-0,3 kg/100 m3 nước, tạt liên tục trong 3 ngày vào lúc 9-10 giờ sáng.

- Sau 3-5 ngày, khi nước có màu xanh nõn chuối hoặc màu nâu nhạt, cấp bổ sung và duy trì mực nước đạt trên 1,2 m rồi tiến hành thả giống.

+ Đối với những ao nuôi vẫn còn cá sau ngập lụt.

- Thu gom vẩn rác, kiểm tra tu sửa bờ và cống ao nuôi .Tiến hành thay 30-50% lượng nước trong ao.

- Khử trùng nước ao nuôi bằng vôi bột (lượng 1-2kg/100m3) hoặc dùng VICATO, TCCA, IODINE khử trùng ,diệt khuẩn nước ao nuôi.

 - Dùng các chế phẩm sinh học như EM, A-Qua…sử lý bùn bã hữu cơ, khí độc H2S, NH3 dưới đáy ao.

- Thường xuên bật quạt nước, sục khí tăng cường o xy cho ao nuôi.

- Bổ sung VitaminC, men tiêu hóa vào thức ăn tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi.

 Việc cải tạo ao nuôi sau ngập lụt không chỉ giúp bảo vệ môi trường sống cho thủy sản mà còn giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất.

Theo khuyennongvn.gov.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com