Chăm sóc lúa sau cấy

07:45, 03/01/2024

1. Về mạ dự phòng

Sau khi gieo cấy xong không bỏ lượng mạ dư thừa, tiến hành chăm sóc, tưới bổ sung thêm phân hoặc cấy dặm vào góc ruộng để dặm tỉa khi gặp thời tiết bất thuận.

Với những diện tích hay xuất hiện hiện tượng bốc chua mặn cần thường xuyên theo dõi sinh trưởng của lúa. Nếu thấy hiện tượng táp lá, nhổ lên rễ bị đen, cần ngâm ủ bổ sung ngay bằng các giống ngắn ngày... Nếu ruộng bị chết nhiều không có khả năng hồi phục thì bừa đi và gieo sạ lại ngay. 

2. Điều tiết nước và khắc phục hiện tượng chua mặn

Kiểm tra độ mặn trên mặt ruộng, nếu độ mặn vượt quá 2.4%o sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa cần thực hiện các biện pháp thau chua rửa mặn như:

+ Tháo toàn bộ nước trên mặt ruộng sau đó đưa nước mới vào.

+ Bón bổ sung 15 – 20kg vôi bột kết hợp với 5 – 10kg lân Super. Sau khi bón giữ nước 2 – 3 ngày để vôi trung hòa bớt chua mặn. Sau đó tháo cạn nước và đưa nước mới vào.

+ Kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa vào ruộng. Thường xuyên giữ mực nước nông 2 – 5cm để ém phèn mặn.

3. Phân bón:

- Đối với những diện tích bị chua mặn không tiến hành bón phân thúc ngay. Tiến hành các biện pháp thua chua rửa mặn giúp cây lúa phục hồi, sau đó mới tiến hành chăm sóc bình thường.

- Khuyến cáo sử dụng NPK chuyên thúc của các đơn vị có uy tín trên thị trường, không nên bón đạm đơn, cây lúa yếu chống chịu kém với thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại.

Lượng bón và cách bón tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại phân. Bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bón thúc sớm ngay khi lúa hồi xanh, ra lá mới và nhiệt độ trên 150C.

Theo khuyennongvn.gov.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com