Kỹ thuật nuôi dê: Thức ăn cho dê 

07:40, 01/11/2023

❖ Các loại thức ăn 

Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê. Đặc biệt là mô hình nuôi dê nhốt chuồng. Nguồn thức ăn cho chúng bao gồm: 

Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân  cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.

Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng

Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường. 

Ảnh minh họa/Internet.
Ảnh minh họa/Internet.

 Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống cứng, tránh lãng phí. Tuy nhiên với mô hình chăn nuôi trang trại, bà con nên dùng máy băm cỏ đa năng 3A để băm thành từng đoạn nhỏ vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại tiết kiệm chi phí thuê nhân công. 

 Thức ăn thô xanh sau khi cắt bà con có thể cho dê ăn luôn hoặc chế biến bằng cách ủ chua với mật rỉ đường. Thức ăn ủ chua chứa nhiều dinh dưỡng, các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của đường ruột, đàn dê sẽ hấp thụ tốt và nhanh lớn. Đồng thời phương pháp ủ chua cùng giúp bà con chủ động nguồn thức ăn trong mùa khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt. 

Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang nuôi hậu bị với thức ăn thô xanh, dê thường dễ bị khủng hoảng hệ tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, ỉa chảy nên nguồn thức ăn cần phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, không chứa chất độc hại. 

Ngoài ra để kết hợp băm nghiền nhiều loại thức ăn, rau củ, bột ngũ cốc, bà con có thể sử dụng các loại máy băm nghiền đa năng, máy băm rau cỏ, băm củ quả để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm. Đồng thời cung cấp cho dê nguồn thức ăn đa dạng hơn, giàu dinh dưỡng hơn.

 ❖ Khẩu phần thức ăn 

 

Dê hậu bị giống (kg/con/ngày)

Dê cái chửa (kg/con/ngày)

Dê đực giống (kg/con/ngày)

Chăm sóc
dê lấy thịt
(kg/con/ngày)

3 tháng đầu

2 tháng cuối

Thức ăn thô xanh

2 - 5

3 - 5

4 - 5

4 (cỏ) 1,5 (lá cây giàu đạm)

4 - 5

Thức ăn tinh

0,2 - 0,5

0,3 - 0,5

0,4 -  0,6

0,4

0,4 - 0,6

Riêng đối với dê lấy sữa, bà con lưu ý khẩu phần thức ăn như sau:

Lượng thức ăn (Kg) theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa

 

Khối lượng 30kg/1kg sữa/ngày

Khối lượng 30kg/2kg sữa/ngày

Khối lượng 40kg/1kg sữa/ngày

Khối lượng 40kg/2kg sữa/ngày

Cỏ lá xanh

3,0

3,5

3,5

4,0

Lá mít/keo đậu

1,0

1,5

1,5

2,0

Thức ăn tinh

0,3 - 0,4

0,4 - 0,6

0,4 - 0,6

0,6 - 0,8

❖ Lượng nước uống cho dê 

Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày.

Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày. 

Phòng bệnh cho dê 

Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:

Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng.

Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh 

Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly. 

Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng. 

Theo kythuatnongnghiep.com



Thi công lưới an toàn Việt Anh

BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com