Kỹ thuật nuôi dê: Kỹ thuật chăm sóc

07:45, 25/10/2023

❖ Mô hình nuôi dê chăn thả

Nuôi dê theo phương pháp chăn thả bà con lưu ý nên dùng dê đực Bách Thảo làm giống vì có tầm vóc to, khỏe mạnh. 

Mô hình này chủ yếu dựa vào lợi thế đất đồi núi rộng rãi, rất phù hợp với bà con ở các vùng miền núi.

 Chú ý kỹ thuật phối giống khi nuôi dê chăn thả: 

Không được phối giống đồng huyết, cận huyết.

Dê cái phối giống lần đầu từ trên 7 tháng tuổi, dê đực Bách Thảo từ trên 9 tháng tuổi. 

Biểu hiện động dục của dê cái: kém ăn, nhảy lên lưng con khác, niêm mạc âm hộ màu đỏ, hồng, âm hộ sưng. Biểu hiện động dụng của con cái kéo dài từ 2 - 3 ngày. Bà con cho phối giống vào ngày thứ 2. 

Nếu như sau 18 - 21 ngày mà dê cái không có biểu hiện thụ thai thì bà con cần.

Trong thời gian dê cái mang thai tuyệt đối không nên chăn thả quá xa, không được dồn đuổi, đánh đập, đặc biệt là những ngày cuối của thai kỳ. 

❖ Mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng được áp dụng phổ biến cho các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chuyên canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Nuôi dê nhốt chuồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, nếu không áp dụng đúng, đàn dê dễ bị bệnh, phát triển kém, năng suất thấp. 

Ảnh minh họa/Internet.
Ảnh minh họa/Internet.

 ♦ Dê con dưới 12 tuổi:

Dê con sau sinh có sức đề kháng kém, chưa có khả năng sinh nhiệt, khả năng tự vệ thấp nên phải có hình thức ăn chóc đặc biệt. 

sau sinh, bà con phải lấy khăn lau khô, cắt rốn, để lại từ 3 - 5cm sau đó cho dê con vào ổ lót rơm bên trong ô chuồng nuôi dành cho dê cái sinh sản. 

Dê con cần được bú sữa mẹ, nếu không sau 4h chúng sẽ chết. Vì vậy sau sinh 20 - 30 phút thì cho dê con bú. 

Nếu dê mẹ không chịu cho con bú thì phải vắt bỏ tia sữa đầu tiên, tiếp tục vắt sữa vào miệng dê con cho chúng làm quen sau đó cho chúng tự bú. Tiến hành thường xuyên cho đến khi dê mẹ chịu cho con tự bú. 

♦ Dê con từ 12 đến dưới 45 tuổi: 

Giai đoạn này phù hợp để vắt sữa dê mẹ. Sau 15 ngày thì tách dê con và vắt sữa của dê mẹ trung bình 2 lần/ ngày vào sáng và tối mát. 

Bắt đầu cho dê con ăn cỏ non mềm, cám và phụ phẩm nông nghiệp. Khẩu phần thức ăn tinh của dê con 20 - 35gr/ con/ ngày.

Lượng sữa của dê con phải đảm bảo từ 450 - 600ml/ ngày. 

♦ Dê con từ 45 tuổi trở lên:

Lúc này dê con đã phát triển và dần dần hoàn thiện nên bà con giảm lượng sữa mẹ từ 600ml xuống 450ml, giảm dần sữa và tăng thức ăn tinh lên 50 - 100gr/ con/ ngày, tăng cỏ non.

Đến khoảng 90 ngày có thể cai sữa. Đối với dê thịt thì có thể cai sữa muộn hơn. 

Trước khi cai sữa, bà con phải chọn riêng dê con cái và dê con đực tốt nhất để làm giống. Cần lưu ý đến các tiêu chuẩn chọn giống ở trên.

♦ Chăm sóc dê hậu bị sau cai sữa: 

Giai đoạn nuôi hậu bị của dê cái từ 4 - 5 tháng 

Giai đoạn nuôi hậu bị của dê đực từ 8 - 9 tháng. Bà con chỉ cho dê phối giống khi đạt từ 11 - 12 tháng tuổi. 

Tuy nuôi nhốt chuồng nhưng bà con nên cho dê hậu bị vận động từ 3 - 4 giờ đồng hồ. 

♦ Chăm sóc dê cái sinh sản: 

Thời gian mang thai của dê cái trung bình từ 147 - 157 ngày, lúc này, bà con không được nhốt chung với dê đực.

Với dê cái mang thai lần đầu: Thời gian này, bà con nên thường xuyên xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng để kích thích tuyến vú phát triển. 

♦ Chăm sóc dê đực giống:

Dê đực giống cũng phải được nuôi tách biệt dê cái, thời gian đầu nhốt chung khoảng 8 - 10 con để tăng tính hung hăng, tranh giành thức ăn mà lớn. Đến thời điểm phát dục thì nhổ riêng.

Bà con nên thường xuyên chải khô cho dê đực, cho chúng vận động 2 lần/ 2 giờ/ ngày.

Nên thải dê đực đã quá 6 năm tuổi hoặc tỉ lệ sinh sản không đạt được quá 60% chất lượng giống. 

♦ Khử sừng cho dê:

Mục đích khử sừng là để tránh việc chúng húc nhau hoặc sừng dài quặp vào cổ gây tổn thương. Nên khử sừng cho dê khi chúng đang bú sữa, dưới 3 tháng vì sẽ ít làm tổn thương chúng. 

Cách khử sừng: bà con cắt trụi phần lông ở sừng, vệ sinh sạch sẽ, dùng sắt dài từ 5 - 7cm, đường kính 3-4cm có cán gỗ và dung nóng lên, sau đó đặt vào gốc sừng. 

Cách cắt sừng: Vệ sinh vùng sừng, cắt ngắn lông, phong bế gốc sừng bằng Novocain liều 30 - 50ml, sát trùng cưa sắt và dùng cưa để cưa nhanh gốc sừng. Dùng dao sắt nung nóng để áp vào vùng sừng vừa cắt. 

Sau khi cắt khử phải dùng bông gạc để chặn vết thương, tránh nhiễm trùng và giúp vết cắt nhanh liền. 

♦ Thiến dê đực 

Đối với môi hình nuôi dê thịt, bà con nên thiến giống dê đực để tăng hiệu quả, năng suất và sản lượng thịt. Thiến giống khi dê đực khoảng 3 tuần tuổi.

Trước tiên làm vệ sinh và sát trùng túi dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài, buộc dây lại để nó không bị di chuyển vào trong. 

Khử trùng dao sắt, dùng dao rạch 3 - 4cm vào chính giữa túi, đệ hộ dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài.

Buộc thắt trên thừng dịch hoàn hai nút thắt có khoảng cách 1,5cm, sau đó dùng dao để cắt phần giữa. Làm tương tự với túi dịch hoàn còn lại.

Dùng bông lau sạch máu bên trong, rắc kháng sinh và khâu lại để tránh nhiễm trùng. 

Bôi thuốc sát trùng vào vết mổ hàng ngày cho đến khi nó liền lại và khỏi hẳn. 

Theo kythuatnongnghiep.com



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com