1. Yêu cầu chọn điểm
- Địa điểm nuôi cách xa khu dân cư, nguồn nước tối thiểu 100m; xa khu giết mổ 1 km.
- Chuồng trại: Chuồng trại sạch sẽ, cao ráo, thông thoáng và không bị đọng nước. Diện tích ô chuồng từ 24m2 , có hầm biogas 10-12m3.
- Có khả năng ghi chép sổ sách.
- Đạt một số tiêu chí theo QĐ 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22 tháng 6 năm 2016 V/v ban hành quy chế chứng nhận và Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho heo, gà an toàn trong nông hộ.
- Hộ nông dân có khả năng kinh tế (đầu tư đúng theo quy trình), có lao động, tự nguyện thực hiện mô hình và mạnh dạn thực hiện đúng theo quy trình.
2. Quy trình
2.1. Lợi ích của việc sử dụng men vi sinh hoạt tính
- Góp phần giúp bà con giảm nhẹ gánh nặng về chi phí thức ăn trong chăn nuôi.
- Heo sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Các thực nghiệm chứng minh heo cho ăn thức ăn “ủ men” cho tăng trọng hàng tháng cao hơn 14 - 27% và thức ăn tiêu tốn giảm 7 - 22% so với heo ăn sống không “ủ men”.
- Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn.
- Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột nên giảm chi phí thuốc.
- Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ít, phân ít thối.
- Heo ăn thức ăn ủ men có tỷ lệ móc hàm cao tỷ lệ nạc cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Thịt có màu sắc đẹp, thơm ngon và tiêu hóa tốt.
- Thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến.
2.2. Quy trình sử dụng men vi sinh hoạt tính cho heo
Đối với men vi sinh hoạt tính, chúng ta có thể lên men ẩm hoặc lên men ướt tùy vào điều kiện nuôi. Sau khi lên men thức ăn bằng men vi sinh hoạt tính, cần bổ sung thêm cám đậm đặc để bổ sung thêm chất cho heo phát triển tốt hơn.
2.3. Phương pháp lên men bằng “Men vi sinh hoạt tính”:
Lượng “Men vi sinh hoạt tính” sử dụng 1 kg men dùng để lên men cho 150 - 200 kg bột, cám.
* Phương pháp lên men ướt
Để lên men cho 75 - 100 kg bột bắp/tấm, cám gạo …
- Lấy 0,5 kg men và 4 kg bột bắp hoặc cám cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước không nhiễm mặn…), khuấy đều để trong 1 giờ.
- Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt đi. Chú ý: trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men.
- Để hở miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng.
- Thùng được để ở nơi ấm trong mùa lạnh, thoáng mát trong mùa hè để lên men được tốt.
- Thời gian lên men : Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.
Chú ý:
- Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột vào đầy mà phải để cách miệng một khoảng chừng 15 cm.
- Thời tiết mát mẻ, lạnh có thể thực hiện một lần lên men để cho ăn vài ngày. Nếu trời nóng, nhiệt độ thường trên 30oC thì chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 2 ngày là tốt nhất.
- Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ dễ bị nấm trắng trên mặt nên cần chú ý đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lên men lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng. Nếu bị một ít nấm trắng thì vẫn dùng cho heo lớn ăn được.
- Trước khi cho ăn phải ấn cho chìm phần bột ở trên xuống để được trộn đều với dịch lên men ở dưới.
* Phương pháp lên men ẩm
Để lên men cho 75 - 100 kg bột bắp/tấm và cám gạo
- Cho 0,5 kg men “MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” và 2 kg bột bắp hoặc cám vào thùng có 40 - 45 lít nước sạch, khuấy và để trong 1 giờ.
- Trộn bắp và cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sau khi dùng xẻng trộn qua thì dùng tay xoa (hoặc dùng sàng) làm cho bột tơi và ẩm đều.
- Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn và dỗ chặt, để hở miệng sau 5-6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trời lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng) để ủ.
- Thời gian ủ lên men : Nhiệt độ ngoài trời cao (trên 30oC) 24- 36 giờ, nhiệt độ ngoài trời thấp (dưới 25oC) thường từ 36- 48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm mát và chua nhẹ là được. Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn mỗi ngày nên ủ vào một túi hoặc 1 thùng để cho ăn hết trong ngày.
Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.
Chú ý trong phương pháp lên men ẩm
- Không được nén và dỗ chặt thức ăn khi cho vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau; Đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt, đặc biệt trời lạnh phải ủ ở nơi ấm.
- Nếu túi hoặc thùng không được buộc hoặc đậy kín, túi bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra nhiều lần (một túi mà cho ăn kéo dài 2-3 ngày nên phải lấy ra nhiều lần) sẽ xuất hiện đám mốc trắng.
- Tùy theo động vật nuôi thích ăn dạng thức ăn nào mà để nguyên thức ăn lên men (đã trộn thêm thức ăn đậm đặc) hoặc trộn thêm nước thành dạng lỏng.
- Phải dùng phối hợp với thức ăn đậm đặc để bổ sung đạm và các thành phần vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm được thức ăn.
Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc. Xin lưu ý cần chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới có được hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý muốn.
- Lượng thức ăn cho ăn: thường cho ăn ngày 2 bữa, lượng thức ăn không hạn chế. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt có thể cho ăn theo định lượng được nêu ở phần dưới đây
2.4 Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn
* Khi sử dụng phương pháp lên men ướt
100 kg bột sau khi lên men ướt sẽ được 200 kg thức ăn đã lên men (trong đó có trên dưới 100 kg nước). Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:
Heo lai F1
- Heo tách mẹ - 15 kg: 1 phần đậm đặc/5 -6 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn cho ăn: 0,7 – 1,1 kg / ngày
- Heo từ 16 – 30 kg: 1 đậm đặc/ 6 – 7 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 1,7 kg / ngày
- Heo từ 31 – 60 kg: 1 đậm đặc/ 7 - 8 thức ăn lên đã men.
Lượng thức ăn cho ăn: 1,7 – 3,3 kg / ngày
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/ 9 thức ăn lên đã men.
Lượng thức ăn cho ăn: 3,4 – 4 kg / ngày
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/ 8 thức ăn đã lên men.
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 11 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 80- 90% so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 80- 90 % là nước). Ví dụ: nếu dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng là 2,0 kg / ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 3,6- 3,8 kg/ ngày.
Heo siêu nạc
- Heo tách mẹ - 15 Kg: 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men.
- Heo từ 16 – 30 Kg: 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men.
- Heo từ 31 – 60 kg: 1 đậm đặc / 6 – 7 thức ăn lên đã men.
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/ 8 phần thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/ 7 thức ăn đã lên men.
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/ 10 thức ăn đã lên men
Lượng thức được tính tương tự như nuôi heo lai F1
* Khi sử dụng phương pháp lên men ẩm:
100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135- 140 kg thức ăn đã lên men (trong đó có 35- 40 kg nước) . Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:
Heo lai F1:
- Heo tách mẹ - 15 Kg: 1 đậm đặc / 4 – 5 phần thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn cho ăn: 0,5 – 0,8 kg / ngày
- Heo từ 16 – 30 K : 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn cho ăn: 0,8 – 1,2 kg / ngày
- Heo từ 16 – 60 Kg: 1 đậm đặc / 6 – 7 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 2,3 kg / ngày
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc / 8thức ăn lên đã men.
Lượng thức ăn cho ăn: 2,3 – 3,0 kg / ngày
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 7thức ăn đã lên men.
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 10 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 35 % so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 35 % là nước). Ví dụ: nếu dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng là 2,0 kg / ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 2,7- 2,8 kg/ ngày.
Heo siêu nạc:
- Heo tách mẹ - 15 Kg: 1 đậm đặc / 3,5 thức ăn đã lên men
- Heo từ 16 – 30 Kg: 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men
- Heo từ 31 kg đến 60 kg: 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc / 7,5 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 6,5 thức ăn đã lên men
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 9 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn cho heo nái ăn tương tự như nuôi heo nái lai F1
2.5. Chăm sóc nuôi dưỡng heo thịt
Nuôi heo thịt ở giai đoạn nào cũng đều phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt để đạt khối lượng cao, chất lượng thịt tốt lúc xuất thịt.
Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và có độ dốc để đảm bảo cho phân và nước tiểu thoát xuống cống thoát nước. Công việc hàng ngày cần phải làm ở chuồng heo là:
Kiểm tra nguồn nước, vệ sinh núm uống tự động. Làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, đồng thời quan sát hành vi của heo, chất lượng phân và nước tiểu. Khi phát hiện heo bệnh phải điều trị ngay, ghi chép, theo dõi đầy đủ và dùng thuốc
Tắm và cho heo ăn đúng giờ quy định để kích thích heo tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Cho heo ăn, uống đủ nước, có tỉ lệ với thức ăn, cứ 1 kg thức ăn cần 3 - 4 lít nước.
* Giai đoạn sau cai sữa đến 30 kg thể trọng
Trong giai đoạn này cơ thể heo phát triển nhanh, nhất là cơ và xương. Nhu cầu về chất đạm cao ( CP, %=17-18) ; Năng lượng ME =2.800kcal/kg.
Giai đoạn này, cơ thể heo dễ bị xáo trộn do việc thay đổi môi trường và thức ăn nên làm cho heo dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Thức ăn cho heo phải đầy đũ dinh dưỡng, ngon, dễ tiêu hóa. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột mà nên dùng thức ăn chuyển tiếp sau khi cai sữa 2 tuần.
Cho heo ăn 4-5 lần/ngày. Chú ý cọ rửa máng sạch sẽ trước khi cho heo ăn và thường xuyên cho heo uống nước sạch và đầy đủ.
* Giai đoạn heo 30 - 60 kg thể trọng
Cho heo ăn 3-4 lần/ngày, giai đoạn này cơ thể heo thích nghi với môi trường và nuôi dưỡng nên heo tương đối dễ nuôi, ít bệnh. Trong giai đoạn này, ngoài việc phát triển xương và cơ, thì heo còn có khả năng tích lũy hàm lượng mỡ tăng theo tuổi.
Nhu cầu: CP = 15-16 %, Lys: 0,7 %, Ca: 0,7 %, P: 0,5 %. ME = 2.900 Kcal/kgTĂ.
Heo ở giai đoạn này bộ máy tiêu hóa và hệ emzyme đã phát triển tương đối hoàn chỉnh nên heo có khả năng sử dụng được đạm thực vật thay thế một phần lớn thức ăn đạm động vật; cũng như có thể sử dụng được thức ăn có phẩm chất kém hơn giai đoạn trước.
* Giai đoạn heo trên 60 kg thể trọng
Mục tiêu nuôi heo thịt hay heo giống sẽ khác nhau giai đoạn này. Khối cơ bắp (nạc) của heo đực sẽ tăng nhanh hơn heo cái và heo thiến, do đó nên nhốt riêng heo trong giai đoạn này để cho ăn khẩu phần phù hợp theo nhóm đối tượng.
Cho heo ăn 3-4 lần/ngày, nhu cầu: CP = 13 - 14 %, Lys: 0,6 %, Ca: 0,7 %, P: 0,5 %. ME = 3.000 Kcal/kg TĂ.
Trong giai đoạn này heo sẽ tích lũy mỡ cao. Thức ăn cơ sở tăng lên 80 % và giảm thức ăn bổ sung đạm thấp hơn 20 % trong khẩu phần. Mức ăn của heo cũng sẽ tăng lên theo nhu cầu.
Định lượng thức ăn hỗn hợp cho heo thịt qua các giai đoạn
Giai đoạn nuôi thịt |
10-30 kg |
31-60 kg |
61-95 kg |
Mức ăn (kg) |
0,7-0,9 |
1,5-1,9 |
2,0-2,9 |
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) |
2.900-3.100 |
2.800-3.000 |
2.900-3.000 |
Protein thô (%) |
17-19 |
15-17 |
13-15 |
Theo khuyennongvn.gov.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin