Chú ý một số loại sâu hại lúa và cách phòng trừ vụ hè thu

07:35, 05/07/2023

Ốc bươu vàng

Thời tiết nắng nóng, tất cả các loại ốc bao gồm cả ốc bươu vàng vùi vào trong đất do đó ta không diệt được ngay đầu vụ. 

Khi cho nước vào bón phân lần 1 lúc này ốc bò lên cắn lúa ta kết hợp thuốc bả mồi (Toxbait 5kg/ha, Tomahawk 20kg/ha)rồi trộn với phân rải đều trên ruộng.

Bọ trĩ (bù lạch)

Dấu hiệu nhận biết: 

Đa phần bọ trĩ xuất hiện nhiều ở vụ hè thu hơn so với các vụ lúa mùa trong năm. Khi bà con thấy dấu hiệu như lúa vàng, đọt bị cuốn từ mép vào, nhúng ướt tay vuốt nhẹ ngang đọt lúa, quan sát trên tay thấy những con bọ trĩ nhỏ li ti có màu từ vàng nâu đến nâu sậm bám vào.

Cách trị bọ trĩ: 

• Chú ý quá trình xử lí giống lúc ngâm ủ

• Cung cấp nước và dinh dưỡng đẩy đủ. Khi bón phân, cần lưu ý hàm lượng lân (P2O5) cao) cho cây lúa phát triển rể. Bà con nên bón phân thúc đợt 1 sớm, giúp cây lúa nở lá, nở đọt. Lúc này, bọ trĩ không có nơi cứ chú và nhanh chóng sẽ bị tiêu diệt bằng ánh sáng mặt trời.

• Có thể sử dụng thuốc trừ sâu như Regen xanh ( đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng). Bà con nên áp dụng nguyên tác 4 đúng khi phun thuốc. Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và nâng cao hiệu quả nhanh chóng khi diệt trừ bọ trĩ (bù lạch).

Muỗi hành

Dấu hiệu nhận biết: 

Muỗi hành thường gây hại từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh, trước khi có đòng.
Muỗi hành thường di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân lúa. Trong giai đoạn này, bà con sẽ thấy hiện tượng sâu bắt đầu cắn phá; thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng. Thời gian sau, đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bắng một nút cứng do mô lá tạo thành.

Cách trị muỗi hành

• Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ.

• Không sạ cấy dày, gieo cấy thời vụ đồng loạt.

• Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, không bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh.

• Bảo vệ thiên địch ( chủ yếu là ong ký sinh), không phun thuốc trừ sâu sớm.

• Thường xuyên thăm đồng, nếu có muỗi hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế lây lan.

• Dùng thuốc hoá học dạng hạt như: Basudin 10H, Furadan 3H… để rải cho ruộng mạ hoặc nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trước khi cấy. Khi phát hiện có nhiều tép bị hại có thể rải thuốc hạt để phòng trừ.

Sâu cuốn lá nhỏ

Dấu hiệu nhận biết:

Sâu cuốn lá nhỏ gây hại bằng cách nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lại tạo thành bao. Chúng gây hại bên trong bao bằng cách ăn mô lá màu xanh của lúa; chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng. Những ruộng bị sâu cuốn nhỏ gây hại thường xơ xác, bạc trắng hoặc nâu xạm. Mỗi sâu non có thể phá hại 5-9 lá. Khi đẫy sức sâu cắn đứt 2 mép lá, nhả tơ làm thành bao kín và hóa nhộng trong đó. Sâu phá hại mạnh nhất khi lúa đẻ nhánh và làm đòng đến trỗ bông. Những thửa ruộng bị sâu cuốn lá tấn công thường sinh trưởng kém, hạt bị lép. Thậm chí bị thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa.

• Bà con nên cân bằng tỷ lệ gieo với mật độ gieo trồng hợp lý. Tránh trường hợp quá dầy hoặc quá thua. Bởi chúng đều ảnh hưởng đến sâu bệnh hại, chất lượng lúa và năng suất.

• Sử dụng phân bón hợp lý

• Sử dụng thuốc đặc trị như : Akka, Aramex, Regent 800WG, Apex, Padan 95, Virtako, Amate,... Bà con nên luue ý khi thấy bướm sâu cuốn lá nở rộ, thì 07 ngày sau đó phun các loại thuốc trên là tốt nhất.

Sâu đục thân

Dấu hiệu nhận biết:

Sâu đục thân thường xuất hiện từ giai đoạn lúa được 20 – 25 ngày đến lúa chín sáp. Nếu sâu xuất hiện sớm khi lúa dưới 30 ngày, lúc này cây lúa có khả năng nẩy chồi. Bà con không cần sử dụng thuốc BVTV. Nếu sâu tấn công lúc cây lúa ở giai đoạn 40 ngày trở về sau, ở giai đoạn này cây lúa không thể cho chồi hiệu quả. Năng suất lúa bị giảm đáng kể, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng lúa.

Cách trị sâu đục thân:

• Không nên gieo sạ dày

• Bón phân hợp lý, tránh bón dư đạm. 

• Khi lúa được 40 ngày trở về sau nếu thấy bướm xuất hiện (màu trắng, cánh có hai chấm đen). Cách đó 6-7 ngày, bà con nên tiến hành rải các loại thuốc trừ sâu như: Basudin 10H, Padan 3H, Regent 0.3G, Padan 95, Basudin 50ND ,Prevathon, …

Sâu phao

Dấu hiệu nhận biết:

Sâu phao là một trong những loài sâu hại mới xuất hiện gần đây. Sâu phao thường gây hại lúa ở giai đoạn ấu trùng. Chúng cắn lá cây lúa non thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá rơi xuống mặt nước. Sâu phao hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Nhưng sinh trưởng và phá hại mạnh nhất đối với những ngày trời âm u, mưa phùn. ngập úng. Mặt khác, sâu phao hại lúa thường phá thời kỳ mạ, lúa đẻ nhánh. Chúng gây hại rất nhanh có thể cắn trụi ruộng này sang ruộng khác.

Cách trị sâu phao

• Thường xuyên theo dõi và vệ sinh đồng ruộng.

• Giữ nương mạ không bị ngập nước.

• Tháo cạn nước và xử lý sâu phao bằng các loại thuốc như Padan 95, Netoxin, Vitako3, Kinalux 25EC, Regent, các loại thuốc thuộc nhóm Pyrethroid 

Rầy nâu

Dấu hiệu nhận biết:

Có thể nói rầy nâu là một trong những sâu hại lúa nghiêm trong nhất. Nó gây hại bằng cách chích hút nhựa lúa. Đồng thời, chúng là tác nhân truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ. Rầy nâu thường gây hại từ giai đoạn sạ lúa cho đến khi sắp thu hoạch. Những mảnh ruộng bị rầy nâu tấn công tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như năng suất lúa. Thậm chí, bà con làm nông bị mất mùa, thiệt hại nghiêm trọng.

Cách trị rầy nâu:

• Hạn chế sử dụng các giống nhiễm rầy. Theo chuyên mục Khuyến nông (Nông nghiệp Việt Nam) khuyến khích bà con nên sử dụng các giống lúa như (giống OM 4900; giống OM 6162; giống PC10; giống ML 202)

• Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ, không để lúa chét.

• Thăm đồng thường xuyên nhất là giai đoạn đầu một tháng sau sạ. 

• Giai đoạn đẻ nhánh – đòng: Dùng các loại thuốc nội hấp và thuốc ức chế sinh trưởng: Cytoc 250WP, Conphai 10WP, Actara 25WG, Asarasuper 250WDG,...

• Giai đoạn đòng già – ngậm sữa, chắc xanh: Chỉ dùng các loại thuốc tiếp xúc có hoạt chất Fenobucarb (Bassa 50EC Jetan 50EC, Nibas 50ND…) và nhóm Chlorpyrifos Ethyl (Victory 585EC, Pyrifdaaic 500EC…).

Theo khuyennongvn.gov.vn

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com