Việc thay đổi thời tiết tạo sự thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút... Do đó, bà con cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại về kinh tế.
Cải tạo ao:
- Cải tạo ao chuẩn bị giống:
Vét bùn đáy ao để diệt khuẩn trước khi chuẩn bị vào vụ mới.
Bón vôi diệt mầm bệnh với liều lượng 7 - 10kg/100m2.
- Tùy theo diện tích ao nuôi mà chọn mật độ nuôi phù hợp. Nuôi dày đặc quá sẽ ảnh hưởng tới thành công của mùa vụ.
- Trước khi thả cá giống cần tắm bằng nước muối với liều lượng 2-3-g/lít
Thức ăn cho cá:
- Tuyệt đối không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, cho ăn trong ngày chia làm 2 lần: sáng, chiều (vào lúc trời dịu mát)
- Rửa sạch dụng cụ cho ăn.
- Treo túi vôi 3-5 kg/túi quanh chỗ cho ăn.
- Bổ sung thêm Vitamin C trong thức ăn để tăng sức đề kháng (liều lượng 40 g/100 kg cá, định kỳ 2 lần/ tuần)
Tăng sức đề kháng cho cá bằng thảo dược:
- Cây chuối: Thái nhỏ thân cây chuối, cắt thành những đoạn nhỏ rồi cho cá ăn
- Cây nhọ nồi: Ép lấy nước, nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã (3 kg/100kg cá/ngày)
- Cây tỏi: Xay tỏi thật nhỏ, trộn vào thức ăn với liều lượng 100-300 g/100 kg cá, cho ăn liên tục 1 tuần
- Cây nghể: Băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, bỏ bã, sau đó trộn vào thức ăn cho cá. Cho cá ăn 300 g thân, lá tươi/100 kg cá trong 3-6 ngày liên tục (cây nghể có tính nóng vì vậy không nên cho quá liều lượng)
- Cây rau sam: Cho cá ăn với liều lượng 1.5-3 kg/100kg cá (lưu ý rửa sạch bằng nước muối).
Theo khuyennongvn.gov.vn