Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc vụ đông

06:10, 27/10/2021

a) Giống: MĐ7; L14; L23.

b) Thời vụ: gieo xong trước 30/9

c) Làm đất:

Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống. Khi gieo hạt độ ẩm cần đạt 75%. Nếu đất khô phải tưới cho đủ ẩm rồi gieo hoặc tưới vào rãnh sau khi gieo. Lên luống, mặt luống rộng 1,0m (cả rãnh) luống cao 15-20cm, rãnh luống 0,3m  được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống (2 hàng bên cạnh mặt luống 12,5 cm, hàng cách hàng 25 cm), Độ sâu lấp hạt 3-4 cm; Các luống được thiết kế theo hướng Đông Tây để tận dụng tối đa lượng bức xạ mặt trời.

Áp dụng biện pháp che phủ nilon như đối với cây ngô, khoảng cách đục lỗ như trên. Có thể đục lỗ khi lạc có 2 lá mầm xoè ra

d) Mật độ: Lượng quả giống cho 1 ha:  300 kg. Mật độ trồng: 42 - 44 vạn cây/ha. Gieo 02 hạt/hốc, hạt cách hạt 2-3 cm

e) Lượng phân bón và cách bón

- Lượng phân bón cho 1 ha: phân chuồng: 6 - 8 tấn, đạm urê:  90 - 110 kg, Super lân: 600 - 750 kg, Kali Clorua: 160 - 180 kg, Vôi bột: 15 tấn.

- Cách bón: trước khi bừa lần cuối rải đều 70% lượng vôi trên mặt ruộng. Sau khi lên luống bón toàn bộ phân chuồng, phân sinh học tổng hợp, đạm, lân, kali theo rãnh gieo và phủ kín một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt. Lượng vôi còn lại bón đều khi kết thúc thời kỳ ra hoa rộ.

g) Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

- Tưới nước phải đảm bảo đủ độ ẩm khoảng 70% vào các giai đoạn cần thiết: khi gieo, cây có 3-4 lá thật và khi ra hoa.

- Sử dụng các loại phân vi lượng (Mo, B, Zn, Mg) và một số chế phẩm sinh học Bio-plant và Pro-plant vào thời kỳ thích hợp theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì, ngoài ra ở thời kỳ sinh thực, khi bộ lá lạc phát triển quá mạnh có thể sử dụng chất kìm hãm sinh trưởng ở thời kỳ 30-40 ngày sau ra hoa, hoặc dùng vôi bột tung lên mặt lá vào lúc sáng sớm khi lá còn ướt sương.

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Bệnh chết cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm Thiram, Ben lat.

+ Bệnh rỉ sắt và đốm đen, bệnh mốc vàng, đốm xám vỏ hạt, đốm đen quả: Xử lý hạt, đất trước khi gieo tránh tổn thương cho cây và quả  trong quá trình chăm sóc

+ Bệnh lở cổ rễ thời kỳ cây con: Sử dụng thuốc: Bavistin, Cabernzim, Vicarben, Metalaxyl..

+ Sâu hại chủ yếu: Sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, bọ chích hút. Định kỳ kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi xuất hiện sâu hại. Sử dụng các loại thuốc: Peran, Match,Rigell, Regent, Pandan, Trebon...

Theo khuyennong.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com