Quản lý sâu bệnh lúa hè thu (kỳ 1)

06:07, 07/07/2021

Ốc bươu vàng:

- Đối với vụ Hè Thu: do thời tiết nắng nóng ốc vùi vào trong đất do đó ta không diệt được ngay đầu vụ. Khi cho nước vào bón phân lần 1 lúc này ốc bò lên cắn lúa ta kết hợp thuố cbã mồi (Toxbai 5kg/ha, Tomahawk 20kg/ha)rồi trộn với phân rãi đều trên ruộng.

Bù lạch ( bọ trĩ):

Xuất hiện sớm ở giai đoạn lúa 5 – 10 NSKS ở những ruộng lúa phát triển kém, thiếu nước. Thường thấy ở vụ Hè Thu.

- Hiện tượng: lúa vàng, đọt bị cuốn từ mép vào, nhúng ướt tay vuốt nhẹ ngang đọt lúa, quan sát trên tay thấy những con bọ trĩ nhỏ li ti có màu từ vàng nâu đến nâu sậm bám vào.

- Phòng trị:

+ Có thể ngừa bằng cách xử lí giống lúc ngâm ủ.

+ Trị bù lạch bằng cách cung cấp nước và dinh dưỡng (phun phân bón lá có hàm lượng lân (P2O5) cao) cho cây lúa phát triển rể, sau đó bón phân thúc đợt 1 sớm ( 7 – 10 NSKS) giúp cây lúa nở lá, nở đọt. Bù lạch không còn nơi ẩn náu và sẽ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời.

+ Có thể sử dụng thuốc trừ sâu như: Regen xanh 1gói/bình máy.

Muối hành

Triệu chứng

- Ầu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bắng một nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện.

- Tép lúa bị biến thành ống hành sẽ không trỗ bông được nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Nếu bị nhiễm sớm khả năng đền bù cao, ít thiệt hại. Sâu chỉ gây hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng.

Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy thời vụ đồng loạt.

- Bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có dảnh bị hại.

- Muỗi hành có nhiều loại thiên địch, nhất là loài ong ký sinh trên sâu non. Thường sau một đợt sâu năn phát sinh rộ mật độ ký sinh cũng tăng làm giảm hẳn mật độ sâu của lứa sau do đó khi sử dụng thuốc phòng trừ cần chú ý đặc điểm này.

- Dùng thuốc hoá học dạng hạt như: Basudin 10H, Furadan 3H… để rải cho ruộng mạ hoặc nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trước khi cấy. Khi phát hiện có nhiều tép bị hại có thể rải thuốc hạt để phòng trừ.

Sâu cuốn lá nhỏ

- Mô tả sâu cuốn lá nhỏ

Ngài thân dài: 8-10mm, màu vàng nâu. Cánh có hai vệt ngang hình lượn sóng, màu tro. Mép ngoài của cánh có viền màu nâu sẫm hoặc xám.

Trứng hình bầu dục dài 0.5mm, màu vàng nhạt

Sâu non có 5 tuổi. Khi đẫy sức sâu dài trên 15mm màu xanh lá mạ

Nhộng dài 7-10mm, màu nâu nhạt.

- Đặc điểm gây hại

Ngài thường vũ hoá và đẻ trứng vào ban đêm, ban ngày ẩn náu trong khóm lúa. Mỗi con cái có thể đẻ trên 50 trứng. Ngài có tính hướng sáng. Sâu non mới nở rất linh hoạt. Sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lại tạo thành bao, sâu sống và gây hại bên trong bao bằng cách ăn mô lá màu xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng, ruộng lúa bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng. Mỗi sâu non có thể phá hại 5-9 lá. Khi đẫy sức sâu cắn đứt 2 mép lá, nhả tơ làm thành bao kín và hóa nhộng trong đó. Sâu phá hại mạnh nhất khi lúa đẻ nhánh và làm đòng đến trỗ bông. Lá lúa bị sâu hại mất diệp lục tố màu xanh nên khả năng quang hợp bị giảm, lúa sinh trưởng kém, hạt bị lép, làm năng xuất thất thu nghiêm trọng. Ngoài ra, vết thương ở mép lá cắn tạo điều kiện cho vi khuẩn bệnh cháy bìa lá xâm nhập và gây hại.

- Các biện pháp phòng trừ

Gieo trồng với mật độ hợp lý

Mật độ và kỹ thụật gieo trồng phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất, dinh dưỡng, khả năng thâm canh của các hộ nông dân. Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời cịn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.

Sử dụng phân bón hợp lý

Bón phân không hợp lý làm cho cây phát triển không bình thường, dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân đạm làm cho cây phát triển quá tốt, màu xanh của lá hấp dẫn các loại sâu hại. Ngược lại bón không đủ phân, không được chăm sóc tốt và không đủ nước cây lúa còi cọc dễ bị sâu bệnh hại.

Biện pháp hóa học

Sâu cuốn lá gây hại nặng trên lá cờ làm giảm quang hợp, lúa bị lép. Nếu mật số cao (15-20 lá bị hại/m2) ở giai đoạn lúa trổ (65 – 70 NSKS) thì sử dụng thuốc đặc trị như : Akka, Apamex, Aremex, Regent 800WG, Padan 95, Vitako, Amate…

Chú ý: Khi thấy bướm sâu cuốn lá nở rộ, thì 07 ngày sau đó phun các loại thuốc trên là tốt nhất.

Theo khuyennongvn.org.vn

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com