Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng

06:06, 03/06/2020

Tôm là động vật biến nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ thân thể theo nhiệt độ môi trường, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26 – 320C, do đó khi nhiệt nước trên 330C sẽ khiến cho tôm hoạt động nhiều, dễ bị căng thẳng, mất nhiều năng lượng, khiến tôm ăn nhiều hơn mức bình thường 1 – 2 lần ( Limsuvan, KansetUni ) dẫn đến chất thải nhiều hơn, môi trường phú dưỡng hơn, tảo phát triển nhanh, màu nước đậm, dễ dẫn đến tảo tàn, sẻ xảy ra các hiện tượng:

Ảnh minh hoạt/Internet.
Ảnh minh hoạt/Internet.

– Thiếu ôxy về đêm, tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước, một số con yếu sẽ bơi lên mặt, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm lột xác, tôm sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt…

– Vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều, điều này biểu hiện qua các hiện tượng nước phát sáng, tôm bị đứt râu, đường ruột không tốt, phân lỏng, xốp, phân trắng…

– Tảo tàn, có nhiều bọt không tan khi chạy quạt, cuối gió có nhiều váng bọt dơ bẩn, trong nước có nhiều hạt lơ lửng…

– Điều này sẽ làm tôm ăn không mạnh, ăn không lên lượng, nếu kéo dài sẽ làm tôm ốp, chậm lớn, để tránh hiện tượng này, người nuôi cần:

+ Nuôi nước có mực nước cao hơn 1,3 m, có mức ôxy luôn cao hơn 4 ppm;

+ Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua kiểm tra nhá, hoặc lặn đáy, đánh giá tỷ lệ sống để ước lượng thức ăn chính xác;

+ Quản lý đáy sạch không bị nhờn nhớt, màu nước ổn định có độ trong khoảng 20 – 25 cm, trong nước ít chất lơ lửng, có ít bọt tàn;

+ Tăng cường thêm vitamine, đặc biệt vitamin C, khoáng … bổ sung vào thức ăn;

+ Xiphong đáy thường xuyên và tăng cường thay nước vào ban đêm;

+ Diệt khuẩn nước và cho ăn thuốc khi phát hiện nước dơ và tôm nhiễm khuẩn.

Theo khuyennongvn.gov.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com