Phòng, trừ con ngài chích hút quả cam

05:08, 14/08/2019

Con bướm hay đục quả cam có nhiều vào tháng 7,8 đó là con ngài chích hút có tên khoa học là Fruitpiercing moths, Rhytia hypernestra

Con bướm hay đục quả cam có nhiều vào tháng 7,8 đó là con ngài chích hút có tên khoa học là Fruitpiercing moths, Rhytia hypernestra
Con bướm hay đục quả cam có nhiều vào tháng 7,8 đó là con ngài chích hút có tên khoa học là Fruitpiercing moths, Rhytia hypernestra

Đặc điểm nhận dạng:

Trưởng thành: Ngài có kích thước tương đối lớn, có thân dài 3538mm, dang cánh rộng khoảng 85 90mm. Cánh trước màu nâu nhạt . Có một đường cong từ đỉnh cánh xiên qua buồng giữa cánh xuống đến gốc mép sau tạo thành một mảng hình tam giác nâu tím. Mép trước cánh màu nâu, phía trong màu nâu nhạt, cánh sau màu vàng nhạt.

Tập tính sinh sống và gây hại:

Ngài chích hút quả hoạt động ban đêm. Thường từ 67 giờ tối bay từ rừng hoặc cây bụi đến vườn cây ăn quả có múi. Gây hại chủ yếu từ 710 giờ đêm. Khoảng 45 giờ sáng bay khỏi vườn.

Gây hại trực tiếp: Ngài chích hút tạo vết thương trên quả làm cho vùng mô tương ứng nơi bị chích hút hoàn toàn bị khô đi. Quá trình chích hút xẩy ra như sau: khi tìm ra trái có thể chích hút được, ngài dò tìm vị trí thích hợp để chọc vòi vào bên trong trái tới tận phần thịt của trái, sau đó ngài chích hút dịch của

trái. Nếu vị trí này không thích hợp, ngài sẽ rút vòi ra và tìm vị trí khác thích hợp hơn. Vết chích là một lỗ tròn, đường kính từ 1/2 3/4 mm. Khi mới bị chích, rất khó phát hiện vết đục, nếu dùng tay bóp nhẹ sẽ có dịch trái chẩy qua lỗ đó. Vài ngày sau vỏ trái chung quanh vết chích trở nên mềm. Ngài thích tấn công trái chín hoặc sắp chín. Chích hút dịch quả tạo vết thương cho nấm xâm nhập làm thối rụng quả. Thời gian gây hại tháng 7 – 10.

Gây hại gián tiếp: Qua vết chích, trái bị hại sau đó thường bị bội nhiễm bởi nhiều loại vi sinh vật khác như các loại nấm (Fusarium spp., Colletotrichum spp., Oospora citri, Oospora spp...) và vi khuẩn cũng như các loại ruồi (Drosophila). Khi xâm nhập vào trong trái, các đối tượng này làm trái bị thối rất nhanh. Vết chích khi đó sẽ có mầu nâu và vùng xung quanh vết chích có mầu nhạt, mềm. Trái sẽ bị rụng trong khoảng một tuần sau đó. Trái rụng sẽ có mùi hôi thối, ngài không thích ăn nhưng mùi này lại có tác dụng thu hút ngài từ xa bay đến.

Biện pháp phòng, trừ:

Phòng chống: Điều tra phát hiện thời gian xuất hiện của ngài hút quả.

Diệt trừ các cây là thức ăn của ấu trùng của các loại ngài quan trọng trong các vườn tạp là biện pháp cần thực hiện, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm hạn chế mật độ phát sinh tại chỗ của các loại này.

Dùng vợt bắt và giết trưởng thành vào ban đêm, trong khoảng từ 1822 giờ.

Sử dụng bẫy bả thức ăn (chuối xiêm, chuối già chín và mít chín) có tẩm các loại thuốc trừ sâu không hoặc ít mùi để không ảnh hưởng đến mùi thơm của bẫy mồi để dẫn dụ ngài và diệt trưởng thành. Nên chú ý đặt bẫy treo ở những cây xung quanh vườn, đặc biệt phía gần rừng hoặc nhiều cây bụi.

Dùng đạm thủy phân làm bả dẫn dụ: 1 lít pha loãng 34 lần thêm thuốc trừ sâu hóa học và tẩm vào giẻ hay đựng trong bát, túi nilon, treo lên tán cây. Ngài hút giẻ bị nhiễm thuốc

Bao quả khi thấy ngài hút quả bắt đầu xuất hiện.

Theo nhanong.com.vn

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com