- Chuẩn bị ao: Các ao ương có diện tích từ 500 - 1000m2 rất tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Mực nước thích hợp trong ao 1 - 1,2m.
Đáy ao phải dốc về phía bọng thóat nước.Sau một vụ nuôi cần phải cải tạo ao để diệt mầm bệnh, rút hết nước và diệt tạp bằng dây thuốc cá 3 - 5 kg /1000m2 .
Sau đó tiến hành rải vôi bột để diệt khuẩn liều lượng: 10 - 15 kg/100m2 phơi đáy ao 3 - 5 ngày, cho nước vào ao 0,8 - 1 m; nếu ao mới đào liều lượng vôi tăng từ 15 - 20 kg/100m2.
Bón phân tạo thức ăn tự nhiên: Sử dụng phân chuồng (hữu cơ) hay phân hóa học (phân vô cơ) để gây màu nước.Nếu bón phân chuồng: Phân gà liều lượng từ 4 - 5 kg/100m2, phân heo: 8 - 10 kg/100m2, phân bò 10 - 15 kg/100m2.
Các loại phân này, trước khi bón xuống ao phải được ủ cho hoai mục hay phơi thật khô nhằm tránh ao bị dơ và bị nhiễm khuẫn.
Khoảng 1 tuần, nước sẽ lên màu xanh.Nếu bón phân hóa học: Dùng phân lân NPK liều lượng 3 - 5kg/1000m2, có thể bón thêm bột cá 1 - 2 kg/1000m2.
Khoảng 3 - 4 ngày sau, nước lên màu xanh và tiến hành thả cá.
- Mật độ thả ương: Từ 250 - 400 con/m2
- Thức ăn và cách cho ăn: Sau khi thả cá được 3 - 4 ngày thì bắt đầu cho cá ăn thêm trứng nước hoặc trùn chỉ.
Ngoài ra, có thể cho cá bột ăn cá hấp hoặc luộc bóp nhuyễn, cám nấu chín ...
thức ăn được rãi đều khắp ao, ngày cho cá ăn 4 - 5 lần.
Theo dõi lượng thức ăn hằng ngày để điều chỉnh, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước.
- Chăm sóc cá ương: Thường xuyên theo dõi các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để phát hiện kịp thời cá bệnh.- Trong thành phần thức ăn nên bổ sung thêm Vitamin C: 5 - 10 gam/10 kg thức ăn và Premix từ 1-2 % lượng thức ăn cho cá.
Cá ương trong ao rất mau lớn, chỉ sau 13 - 14 ngày cá đạt tới cở 4-6 cm chiều dài.
Theo kythuatnuoitrong.edu.vn