Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Tuy nhiên để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao, khâu đầu tiên cần chú ý là kỹ thuật làm chuồng trại và chọn giống thỏ.
1. Làm chuồng thỏ
Chuồng nuôi thỏ cần đặt tại những vị trí thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
* Cũi lồng
- Vật liệu: bằng tre, gỗ, sắt hoặc inox.
- Mái che thoáng mát, chống nóng tốt không ảnh hưởng đến sức khỏe thỏ.
- Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng dễ chăm sóc.
- Thỏ không chui lẫn đàn, ra ngoài và tránh không cho chuột chui vào.
- Phải bền vững, chắc chắn, rẻ tiền và thuận tiện khi sửa chữa.
* Đáy lồng chuồng
- Nhẵn, phẳng, êm, có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng.
- Làm bằng nan tre, gỗ rộng 1,4 – 1,5cm kết thành phên có khe hở 1,25cm.
- Có thể làm bằng lưới mắt cáo, ô vuông loại dày 3 – 4mm, lỗ lưới rộng 1,25 x 1,25mm.
* Máng thức ăn tinh
- Làm bằng sành, xứ, xi măng, hình tròn, oval dẹt.
- Bằng gỗ, tôn, sắt... hình khối hộp chữ nhật dài 35 – 40cm, miệng rộng 10 – 12cm, cao 5 – 7cm.
- Máng thức ăn tinh tự động bằng kim loại, gỗ.
* Giá thức ăn thô
- Có kết cấu hình chữ V, các nan nằm theo chiều lên xuống để tránh cỏ lọt ra ngoài.
- Khe hở giữa các nan rộng 2,2 – 2,5cm để thỏ có thể tự rút rau lá cỏ để ăn, không cào bới ra ngoài hoặc chui vào trong làm bẩn thức ăn.
- Giá thức ăn thô phải gắn vào thành lồng phía trước so le với vị trí đặt máng thức ăn tinh ở phía trong.
* Máng uống
- Bằng sành xứ, xi măng cao 8 – 10cm, rộng 10 – 15cm.
- Chai thủy tinh dốc ngược chống bằng cái que trên bát, khay sành.
- Van nước tự động bằng ống kim loại.
* Ổ đẻ: dành cho thỏ cái có kích thước khoảng dài 50cm, rộng 35cm có nắp đậy, đáy ổ lót cỏ khô, rơm, là nơi thỏ mẹ đẻ và nuôi con đến ít nhất 20 ngày tuổi.
(còn nữa)
Theo khuyennongvn.org