Trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường giúp học sinh hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện với mục tiêu giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS để có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; biết tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân trở thành người công dân có ích.
Học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo (thành phố Nam Định) với các hoạt động giáo dục STEM. |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD và ÐT, UBND tỉnh và Sở GD và ÐT, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tập trung đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, học sinh và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh vào kế hoạch hàng năm của nhà trường; trên trang thông tin điện tử nhà trường xây dựng các chuyên mục liên quan. Các trường đẩy mạnh và tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các trường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường, cử giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp tham gia các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục STEM. Tổ tư vấn hướng nghiệp các nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và địa phương, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ kế hoạch đề ra; trực tiếp triển khai các nội dung về chuyên môn nghiệp vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD và ÐT. Ðoàn Thanh niên các nhà trường, các tổ chuyên môn tích cực đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ða dạng, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh và đặc thù địa phương…
Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hoạt động hướng nghiệp và trải nghiệm sáng tạo có sự “góp sức” của Ðoàn trường. Ðoàn Thanh niên trường và chi đoàn giáo viên đã phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm. Công tác hướng nghiệp cho đoàn viên thanh niên diễn ra trong suốt cấp học, tập trung vào năm học lớp 12. Ðoàn trường đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12 trong vấn đề chọn trường, chọn ngành nghề với sự phối hợp giúp đỡ của nhiều trường có uy tín như Ðại học Bách khoa Hà Nội, Ðại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Ðại học Hà Nội, Ðại học Ngoại thương… Ðoàn trường còn phối hợp với các cựu học sinh đang là sinh viên các trường đại học về tư vấn về vấn đề chọn trường, khoa, ngành học và phương pháp làm bài để đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong còn khuyến khích thành lập mô hình các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ sở thích, qua đó giúp học sinh phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Qua thực tiễn cho thấy, tham gia các câu lạc bộ là một hình thức trải nghiệm sáng tạo hấp dẫn, phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh. Hiện tại trường đã thành lập và duy trì hoạt động của 18 câu lạc bộ, đảm bảo mỗi học sinh tham gia ít nhất một câu lạc bộ trong trường, trong đó có 6 câu lạc bộ về học thuật. Mỗi câu lạc bộ có ít nhất một giáo viên trẻ tham gia hướng dẫn và hỗ trợ. Mô hình các câu lạc bộ tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đang được Trường THPT Nguyễn Khuyến triển khai thực hiện. Tại Trường THPT Mỹ Lộc, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Ðoàn Thanh niên. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho hơn 1.000 học sinh theo các chủ đề; tư vấn cho 100% học sinh khối 12 về làm hồ sơ thi tốt nghiệp THPT… Nhà trường còn thành lập Câu lạc bộ STEM thu hút đông đảo thầy cô giáo và học sinh tham gia.
Qua tìm hiểu thực tế các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, học sinh tại các trường THPT trên toàn tỉnh có cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân. Ðược khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử, được tìm hiểu những nét đẹp của quê hương, đất nước, con người, qua đó các em được bồi đắp lối sống có trách nhiệm, được rèn luyện các năng lực, phẩm chất tiềm ẩn. Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn có ý nghĩa lớn tương trợ cho các môn học khác.
Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế tại các trường, việc đưa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào trường học khiến ban giám hiệu các nhà trường lo lắng làm thế nào để cùng một lúc làm tốt được hai nhiệm vụ: giảng dạy chuyên môn và tổ chức hoạt động trải nghiệm, trong khi một bộ phận học sinh còn thụ động, lười biếng, thiếu ý chí vươn lên; chỉ chú trọng học tập kiến thức các môn học để ứng phó với các kỳ thi, ngại và thiếu nhiệt tình khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Ðể thực hiện tốt chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT, các nhà trường và giáo viên phải hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, bản chất của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các yêu cầu cần đạt đối với hoạt động của từng khối lớp. Ðội ngũ giáo viên cần trang bị thêm cho mình những phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả, tránh hình thức, khuôn mẫu, vì giáo viên có vai trò lớn trong việc định hướng, phát hiện, “truyền lửa” cho học sinh./.
Bài và ảnh: Minh Thuận