Là chủ đề chương trình được tổ chức từ 6-12 đến 11-12 tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
“Tuần văn hóa Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam” sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: trưng bày (văn hóa Ma-lai-xi-a, sắc màu văn hóa Việt Nam, áo dài Lan Hương, trang phục Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a; Slam khẩu và hành trình con nước, mặt nạ truyền thống ASEAN); trình diễn, hướng dẫn dệt vải, vẽ, nhuộm Ba-tích In-đô-nê-xi-a, thêu Việt Nam; trình diễn làm đồ mỹ nghệ; thi nấu món ăn ẩm thực Hồi giáo và ẩm thực chay; quay phim, dựng phim, chiếu phim về văn hóa mỗi quốc gia, quảng bá hình ảnh của Thái Nguyên; giao lưu văn hóa văn nghệ; quảng bá sản phẩm trà Thái Nguyên; tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm khám phá văn hóa ASEAN, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam…
Triển lãm gốm sứ Nhật Bản
Đến từ 7 vùng chính sản xuất gốm sứ ở Nhật Bản, 35 nghệ nhân với tác phẩm gốm sứ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 18-11 đến 4-12. Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tổ chức.
Đây là những nghệ nhân theo đuổi các mục tiêu khác nhau trong quá trình sáng tạo của mình, vừa giữ gìn truyền thống sản xuất lâu đời, vừa theo đuổi những chuẩn mực ngày một cao trong nghề, có người lại tìm hướng đi trong việc tạo dựng tính chất cá nhân trong từng tác phẩm bằng cách sáng tạo nhiều hình dáng khác lạ. Phần lớn, các tác phẩm trong triển lãm lần này là “những chiếc bình”, những tác phẩm này cho thấy cách mà các nghệ nhân am hiểu chức năng, để từ đó thể hiện thêm nhiều xu thế hiện đại cũng như hướng đi tương lai của gốm sứ Nhật Bản. Ngoài các sản phẩm gốm sứ ứng dụng phục vụ cho mục đích thương mại, các nghệ nhân còn mong muốn làm ra các tác phẩm với nhiều loại hình và cho nhiều mục đích khác nhau. Một số nghệ nhân chủ yếu làm ra các dòng sản phẩm có công năng thực tế, một số khác sáng tạo dựa trên kỹ thuật và hình dạng truyền thống, nhưng vẫn có một số nghệ nhân bỏ qua yếu tố ứng dụng thực tế để đào sâu sáng tạo với những hình thức mới và trải nghiệm với đất sét./.
PV (tổng hợp)